Viêm loét dạ dày khó thở có nguy hiểm không? 3 cách điều trị dứt điểm

quantrigmc2022 |
25/04/2022

Viêm loét dạ dày gây khó thở, đau thượng vị kèm theo các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Tìm hiểu các giải pháp điều trị hiệu quả.

Viêm loét dạ dày gây khó thở thường là dấu hiệu bệnh trở nặng. Lúc này, bạn cần phải được điều trị kịp thời thì mới giảm thiểu được mức độ ảnh hưởng của bệnh. Để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị dứt điểm, hãy cùng đọc bài viết dưới đây. 

Viêm loét dạ dày có gây khó thở?

Viêm loét dạ dày là một bệnh lý khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm và loét, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh nhân thường thấy đau thượng vị sau khi ăn no, hoặc uống rượu bia, dùng các chất kích thích. Bên cạnh đó còn có các triệu chứng khác kèm theo như ợ hơi, ho, tức ngực, buồn nôn,… 

Viêm loét dạ dày có thể gây khó thở kèm nhiều triệu chứng khác

Ngoài ra, nếu bệnh viêm loét dạ dày trở thành mãn tính, bạn sẽ gặp tình trạng nghẹn khi nuốt hoặc khó thở. Sở dĩ xuất hiện triệu chứng này là do hai nguyên nhân chính:

  • Do acid dạ dày đi lên thực quản: Viêm loét dạ dày khiến cơ thể tăng tiết acid, rối loạn co bóp nhu động ruột. Lượng acid này bị trào ngược lên thực quản, gây kích thích tế bào thần kinh. Từ đó gây cảm giác co rút, chèn ép đau tức ngực, khó thở
  • Do thức ăn: lượng thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa hoàn toàn mà bị đọng lại trong dạ dày. Chúng lên men, tạo khí và tăng áp lực lên cơ thắt khí quản. Từ đó gây ra hiện tượng khó thở. 

Đối tượng dễ mắc viêm loét dạ dày kèm khó thở

Bệnh lý viêm loét dạ dày gây khó thở có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, các đối tượng dễ mắc phải tình trạng này nhất có thể kể đến như:

  • Người ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.
  • Người đang bị béo phì, thừa cân
  • Người thường xuyên dùng chất kích thích, uống nhiều rượu bia
  • Người có tiền sử mắc các bệnh lý hô hấp
  • Người thường xuyên stress, căng thẳng, lo lắng
  • Người sinh hoạt ngủ nghỉ không đúng giờ

Stress kéo dài có thể gây viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày khó thở có nguy hiểm không?

Thường khi người viêm loét dạ dày xuất hiện tình trạng khó thở thì chứng tỏ bệnh tình đang ngày càng trở nặng. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như trào ngược dạ dày thực quản, xuất huyết dạ dày. 

Hơn nữa, acid dịch vị dư thừa do viêm loét dạ dày có thể trào ngược lên thanh quản, gây viêm. Thanh quản bị tổn thương khiến người bệnh xuất hiện tình trạng ho nhiều, khàn giọng, thậm chí mất giọng nói, khó thở. Tình trạng viêm loét lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư thực quản. 

Ngoài ra, tình trạng khó thở do viêm loét dạ dày còn ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đặc biệt, người có tiền sử bị viêm thanh quản, viêm phế quản, hen suyễn có thể phát bệnh hoặc trở nặng hơn.

Cách trị viêm loét dạ dày gây khó thở

Để điều trị dứt điểm tình trạng khó thở do viêm loét dạ dày cũng như phòng ngừa tốt các biến chứng nguy hiểm trên, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

1. Điều trị bằng Gamucid nhờ cơ chế tạo màng ngăn không cho acid dạ dày đi qua

Gamucid được xem là liệu pháp mới nhất đến từ châu Âu, kết hợp ba thành phần chính: nhóm Alginate, nhóm antacid và nhóm Mucopolysaccharides HMW. Trong đó, nhóm Antacid có tác dụng kháng acid dạ dày, giảm triệu chứng khó tiêu, ợ chua, ợ nóng, đầy bụng. 

Sử dụng Gamucid sẽ giúp giảm viêm loét dạ dày nhanh chóng

Còn nhóm Alginate sẽ phản ứng với acid dạ dày, tạo một chiếc bè có pH trung tính, nổi lên trên bề mặt các chất chứa trong dạ dày. Nó được xem là một chiếc rào cản ngăn không cho acid dạ dày đi ngược lên thực quản gây tổn thương. Nhờ đó giảm tình trạng khó thở do viêm loét dạ dày gây ra. 

Bên cạnh đó, Mucopolysaccharides HMW có trong Gamucid cũng tạo màng sinh học bao phủ lên niêm mạc dạ dày, thực quản. Từ đó tạo các khoảng trống để các tổn thương tự phục hồi. Không chỉ vậy, Gamucid còn có hương vị ngọt, thanh mát nên rất dễ uống, không để lại hậu vị khó chịu như các sản phẩm muối nhôm thông thường trên thị trường. 

Ngoài ra, sản phẩm đã đạt nhiều chứng nhận kiểm định chất lượng trong và ngoài nước, có thể kể đến chứng nhận đạt chất lượng ISO 13485:2016, chứng nhận UNI EN ISO 14001, đạt chuẩn GMP-WHO. Bên cạnh đạt các chứng nhận quốc tế, sản phẩm Gamucid cũng được các chuyên gia y tế và bác sĩ khuyên dùng. Do đó bạn có thể an tâm sử dụng.

2. Điều trị bằng mẹo dân gian

Một biện pháp nữa cũng đem lại hiệu quả không kém chính là áp dụng các mẹo dân gian. Từ xa xưa người dân đã sử dụng các loại dược liệu từ thiên nhiên để chữa bệnh, không hcir vì hiệu quả mà nó còn đảm bảo an toàn, lành tính với sức khỏe. Một số loại dược liệu mà bạn có thể sử dụng như:

  • Lá khôi tía: Trong loại lá này có chứa lượng lớn tanin và glucosid, giúp chống viêm và trung hòa acid dịch vị rất tốt. Khi sử dụng lá tía tô, người bệnh sẽ dần cải thiện các triệu chứng, nhẹ bụng và ăn uống ngon miệng hơn. 
  • Bồ công anh: Y học đã phát hiện trong bồ công anh có nhiều chất như vitamin A, B, sắt, kẽm. Và đặc biệt là lecithin, xanthophyll, các hợp chất xanthin có hiệu quả rất tốt trong làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày, diệt HP, điều trị viêm loét dạ dày.
  • Cam thảo: Trong cam thảo có các chất có khả năng cân bằng acid dịch vị dạ dày. Nhờ đó kiểm soát tốt chứng ợ nóng, khó thở, đầy bụng do viêm loét dạ dày.

Cam thảo được người dân sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày

3. Sử dụng thuốc Tây y

Ngoài ra, sau khi áp dụng những biện pháp trên mà tình trạng của bạn không được cải thiện, bạn nên tham khảo thêm tư vấn của bác sĩ điều trị. Dựa trên những triệu chứng lâm sàng, các kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán chính xác nguyên nhân cùng phương pháp điều trị phù hợp. 

Nhìn chung, chứng viêm loét dạ dày gây khó thở có thể diễn biến xấu đi, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu như không điều trị dứt điểm. Hy vọng những thông tin sẽ mang đến nhiều hữu ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ hotline 038.667.3836 để được hướng dẫn.