Trào ngược dạ dày gây khó thở: Nguyên nhân, đối tượng và 5 cách dứt điểm

quantrigmc2022 |
13/04/2022

Trào ngược thực quản gây khó thở khiến rất nhiều người nhầm lẫn với các bệnh lý khác của đường hô hấp, dẫn tới điều trị không đúng cách. 

Trào ngược thực quản gây khó thở không những làm người bệnh cảm thấy khó chịu, bất tiện trong cuộc sống mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang ngày càng trở nặng. Vậy, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì và cách điều trị dứt điểm trào ngược thực quản gây khó thở như thế nào? Mời bạn tìm hiểu trong bài viết sau.

1. Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây khó thở

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid và dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, nguyên nhân do sự rối loạn chức năng cơ thắt thực quản dưới. Trào ngược dạ dày thực quản khiến cho người bệnh cảm thấy buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ nóng, khó thở,…. 

Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở bao gồm:

  • Do acid dạ dày: Acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản và lan tới các đường dẫn khí nhỏ, khiến chúng bị co lại gây khó thở. Ngoài ra, acid còn kích thích các đầu dây thần kinh nằm ở phần dưới của thực quản. 
  • Do thức ăn: Áp lực thức ăn tại đường thực quản chèn ép lên khí quản làm hơi thở bị đứt quãng dẫn tới khó thở. Triệu chứng này thường xảy ra nhiều nhất vào sau khi ăn.

Trào ngược dạ dày gây khó thở do sự trào ngược acid và dịch dạ dày kéo dài

2. Đối tượng dễ mắc trào ngược dạ dày khó thở

Trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp ở bất cứ ai, mức độ nặng hoặc nhẹ tùy từng đối tượng. Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở hay gặp nhất ở những đối tượng sau:

Béo phì

Ở những người béo phì, vùng bụng thường phải chịu sức ép lớn khiến việc tiêu hóa thức ăn kém, dịch vị dạ dày cũng dễ bị ép trào ngược lên thực quản. Hầu hết các trường hợp đều có thể khắc phục bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc điều trị triệu chứng.

Mang thai

Tương tự như người béo phì, trong thời kỳ mang thai, bụng thai phụ cũng chịu lực ép nhiều hơn, khiến cho việc tiêu hóa thức ăn kém và acid cũng dễ trào ngược lên thực quản.

Hen suyễn

Đối với những người bị hen suyễn thì khả năng bị mắc trào ngược dạ dày thực quản sẽ cao hơn. Lượng acid dịch vị tiết ra quá nhiều trào ngược lên thực quản là nguyên nhân khiến tổn thương lớp niêm mạc họng, đường thở và phổi.

3. Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày khó thở hiệu quả nhất

Trào ngược thực quản gây khó thở nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm loét thực quản, barrett thực quản, hen suyễn…Dưới đây là một số phương pháp điều trị trào ngược dạ dày khó thở hiệu quả nhất.

3.1. Sử dụng Gamucid để điều trị dứt điểm bệnh trào ngược

Phương pháp đầu tiên được khuyên dùng để điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày thực quản là sử dụng hỗn dịch Gamucid. Gamucid được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, sản xuất bởi OFI – hãng Dược phẩm được thành lập từ năm 1946. OFI là công ty hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và thiết bị y tế tại Ý.

Gamucid giúp điều trị dứt điểm bệnh trào ngược

Gamucid là hỗn dịch dùng đường uống hoạt động theo cơ chế cơ học để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Sản phẩm ngăn ngừa trào ngược acid lên thực quản, hỗ trợ phục hồi các tổn thương tại niêm mạc dạ dày, thực quản nhanh chóng. 

Gamucid tác động toàn diện thông qua 4 cơ chế:

  • Tạo lớp màng gel bao trên bề mặt dịch vị nhờ hoạt chất natri alginate, giúp ngăn chặn sự trào ngược acid và dịch dạ dày lên thực quản.
  • Trung hòa acid dạ dày nhanh chóng nhờ nhóm kháng acid, bao gồm Kali bicarbonate, Calcium carbonate, Natri bicarbonate.
  • Tạo lớp màng sinh học chống viêm, bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày. Đồng thời tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm tình trạng khó tiêu nhờ hoạt chất Mucopolysaccharides HMW chiết xuất lá oliu và xương rồng Địa Trung Hải.

Sản phẩm được nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, đem lại hiệu quả cao, giảm nhanh chứng ợ nóng và khó tiêu nhanh chóng chỉ sau 5 phút sử dụng.

Hơn nữa, Gamucid hạn chế tác dụng phụ táo bón, tiêu chảy so với một số muối nhôm, magie trung hòa acid dạ dày thường gặp.

3.2. Dùng thuốc Tây điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở

Trường hợp trào ngược thực quản gây khó thở tiến triển nặng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc tây. Các loại thuốc hay được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày là thuốc giảm tiết, trung hòa axit dạ dày, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và thuốc làm tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới.

3.3. Sử dụng thảo dược thiên nhiên

Ngoài sử dụng thuốc tây để điều trị triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cũng có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên. Các dược liệu lành tính, an toàn khi dùng lâu dài thường được lựa chọn trong chữa bệnh trào ngược dạ dày là gừng, nghệ mật ong, cúc la mã, cam thảo,… Sử dụng thảo dược giúp làm giảm tiết acid, làm lành vết loét và ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày, thực quản.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên chữa trào ngược thực quản gây khó thở

3.4. Thay đổi chế độ ăn

Bên cạnh việc sử dụng các thuốc, thảo dược để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý, nên ăn nhiều rau xanh, bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ, protein lành mạnh. Đồng thời tránh ăn các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn cay nóng, chất kích thích,…

3.5. Thay đổi chế độ sinh hoạt

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, bạn cũng cần kết hợp biện pháp thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học. Cần tăng cường vận động, không nên ăn đêm, nghỉ ngơi đúng giờ, ăn xong không nên đi nằm ngay,…

Trên đây là bài viết chi tiết về trào ngược thực quản gây khó thở, từ nguyên nhân tới cách điều trị. Hy vọng những thông tin sẽ giúp bạn sớm cải thiện được tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến hiện tượng trào ngược thực quản gây khó thở hoặc hỗn dịch Gamucid, độc giả vui lòng liên hệ hotline 038.667.3836 hoặc truy cập website tại đây.