Trào ngược dạ dày có gây khó thở hay không? 4 nguyên nhân và 5 cách khắc phục

quantrigmc2022 |
30/03/2022

 

Khi thấy khó thở, phần lớn bệnh nhân trào ngược dạ dày thường nghĩ rằng mình đã mắc một bệnh lý về hô hấp nào đó, mà không biết rằng nguyên nhân khó thở có thể do chính căn bệnh mình đang mắc. Vậy, trào ngược có gây khó thở hay không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục qua bài viết sau nhé.

1. Trào ngược dạ dày có gây khó thở hay không?

Trào ngược dạ dày có gây khó thở.

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch trong dạ dày đi ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng hoặc tổn thương thực quản, họng, thanh quản hoặc đường hô hấp. Trong đó, biểu hiện liên quan đến hệ hô hấp đầu tiên, dễ nhận thấy nhất chính là khó thở.

Nguyên nhân dẫn đến khó thở khi bị trào ngược dạ dày bao gồm:

  • Do thức ăn bị kéo lên họng: Không chỉ acid mà thức ăn chưa được tiêu hóa hết trong dạ dày cũng có thể trào ngược lên thực quản. Chúng làm tắc đường thông khí khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở.
  • Do thực quản bị kích thích: Dịch tiêu hóa có tính acid gây kích thích niêm mạc thực quản. Hệ thần kinh tại niêm mạc thực quản lại động lên các cơ ở lồng ngực, tạo ra phản xạ co rút, gây khó thở. Ngoài ra, do vị trí nằm sát nhau nên nếu thực quản bị kích thích sẽ tạo áp lực lên thanh quản, hậu quả dẫn tới khó thở.
  • Do acid trào ngược lên thanh quản: Thanh quản là đường dẫn khí vào phổi. Vì vậy, nếu sự trào ngược diễn ra quá mạnh mẽ, khiến dịch acid chảy sang cả thanh quản thì niêm mạc thanh quản sẽ có phản ứng viêm, sưng, gây cản trở việc thông khí.
  • Do acid xâm nhập vào phổi: Acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản có thể lan vào phổi, gây kích ứng phổi, ho khan, viêm phổi, viêm thanh quản,…

Acid trào ngược lên thành quản gây ảnh hưởng đến hô hấp

2. Biện pháp khắc phục khó thở ở người trào ngược dạ dày thực quản

Muốn giải quyết dứt điểm tình trạng khó thở, trước tiên cần điều trị nguyên nhân chính là trào ngược dạ dày thực quản, sau đó cần khôi phục chức năng của thực quản, dạ dày. Dưới đây là 5 biện pháp khắc phục khó thở do trào ngược hiệu quả và an toàn, người bệnh có thể thực hiện tại nhà:

2.1. Sử dụng Gamucid

Gamucid là hỗn dịch điều trị trào ngược dạ dày thực quản được nhập khẩu trực tiếp từ Ý, sản xuất bởi hãng Dược phẩm OFI 76 năm uy tín. Sản phẩm chứa 3 nhóm thành phần chính:

  • Natri alginate: Chiết xuất tảo biển.
  • Nhóm antacid: Kali bicarbonate, Calcium carbonate, Natri bicarbonate.
  • Mucopolysaccharides HMW: Kết hợp thành phần polysaccharide từ xương rồng (Opuntia cus indica (L.)) và lá oliu (Oloea europaea (L.) Địa Trung Hải.

Nhờ đó đem lại 4 cơ chế tác động toàn diện:

  • Tạo lớp màng gel vật lý bao trên bề mặt dịch vị, ngăn ngừa sự trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản. Nhờ đó cải thiện tình trạng khó thở do trào ngược. 
  • Trung hòa nhanh chóng acid dạ dày, giảm triệu chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu, đầy bụng. 
  • Tạo lớp màng sinh học chống viêm, bảo vệ và phục hồi niêm mạc thực quản, dạ dày. Đồng thời tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm tình trạng khó tiêu..

Gamucid được bào chế dưới dạng hỗn dịch, sử dụng trực tiếp sử dụng, hương vị thơm ngon, không gây khó chịu. Sản phẩm được nghiên cứu lâm sàng, cho tác dụng nhanh, giảm ngay chứng ợ nóng và khó tiêu chỉ sau 5 phút sử dụng. Hơn nữa, Gamucid không chứa gluten và lactose tự nhiên, thành phần chiết xuất thảo dược nên ít gây tác dụng phụ, an toàn cho người bệnh.

Gamucid giúp ngăn cản acid dạ dày trào ngược

2.2. Sử dụng thuốc

Với các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản mức độ nặng, người bệnh cần nhanh chóng đi khám bác sĩ để được khám và kê đơn điều trị kịp thời. Bác sĩ thường chỉ định một số nhóm thuốc Tây sau trong điều trị bệnh:

  • Thuốc trung hòa acid: Phosphalugel, Maalox, Sucralfat…
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Cimetidin, Famotidin, Ranitidin…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazol, Pantoprazol, Lansoprazol…

Khi sử dụng thuốc Tây, người bệnh cần lưu ý uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc hay bỏ thuốc giữa chừng. 

2.3. Sử dụng bài thuốc dân gian

Sử dụng dược liệu thiên nhiên là xu hướng mà mọi người đang dần hướng tới bởi mang lại hiệu quả chữa bệnh tận gốc và an toàn. Một số loại dược liệu thường được sử dụng trong bệnh này là cam thảo, thương truật, gừng, hậu phác, ô tặc cốt, hoàng liên, ngô thù du,…

2.4. Thay đổi chế độ ăn

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa, do đó, chế độ ăn có ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như khả năng tái phát bệnh. Các bác sĩ khuyên rằng, bệnh nhân nên hạn chế ăn những đồ cay, chua nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ… Tuyệt đối tránh rượu, bia, thuốc là và đồ uống có gas, bạc hà. Thay vào đó, nên uống nước ấm, ăn đúng giờ, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. 

2.5. Thay đổi chế độ sinh hoạt

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học góp phần hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản, trong đó có khó thở. Người bệnh không nên nằm ngay sau khi ăn, tối thiểu phải ngồi nghỉ 30 – 60 phút. Khi nằm, nên nằm nghiêng bên phải và không nên gối đầu thấp. Buổi tối, người bệnh không nên ăn quá no và nên ăn 2 – 3 tiếng trước giờ đi ngủ. Ngoài ra, nên tránh mặc đồ bó chật, đặc biệt là vùng bụng.

Lưu ý rằng, một số loại thuốc thường dùng như paracetamol, cortisol, thuốc ngủ, theophylin,… có thể làm giảm cơ thắt thực quản dưới, dễ khiến dịch trào ngược lên thực quản. Vì vậy, nếu có thể, bạn hãy hạn chế dùng các loại thuốc đó.

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày nên nằm nghiêng về bên phải khi ngủ

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết vấn đề trào ngược gây khó thở. Hy vọng qua những thông tin này, bạn đọc có thể lựa chọn cho mình được giải pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản dứt điểm và an toàn.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trào ngược có gây khó thở hoặc hỗn dịch Gamucid, độc giả vui lòng liên hệ hotline  038.667.3836 hoặc truy cập tại đây để được tư vấn và giải đáp.