Trào ngược buồn nôn do nguyên nhân nào? 3 cách dứt điểm

quantrigmc2022 |
29/03/2022

Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh về đường tiêu hóa nhiều người mắc phải, đặc biệt là giới trẻ. Bệnh phổ biến khiến nhiều người cho rằng chứng ợ chua, khó tiêu, trào ngược buồn nôn là bình thường. Nhưng quan điểm này hoàn toàn sai lầm

1. Trào ngược dạ dày có nôn không? Nguyên nhân khiến trào ngược bị nôn

Trào ngược dạ dày là bệnh lý mà cơ vòng thực quản không thể khép kín. Điều này khiến acid dịch vị trong dạ dày bị trào ngược lên gây nên tình trạng ợ chua, ợ nóng. Đồng thời nó cũng gây kích thích niêm mạc thực quản khiến cơ thể xuất hiện triệu chứng buồn nôn, thậm chí là nôn.

Bệnh trào ngược dạ dày thường gây buồn nôn và nôn

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến nôn ở người bệnh trào ngược dạ dày, phổ biến nhất có thể kể đến như:

  • Do thức ăn: Khi ăn quá no, hoặc thức ăn có tính acid, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ khiến dạ dày tiết nhiều acid tiêu hóa hơn. 
  • Do tổn thương niêm mạc: Dịch vị trào ngược tiếp xúc với niêm mạc thực quản gây tổn thương. Thực quản bị kích thích khiến cơ thể khó chịu, có thể nôn mửa kèm các triệu chứng ợ chua, đầy bụng.
  • Do co thắt dạ dày: Bị trào ngược dạ dày lâu ngày khiến dạ dày dễ bị kích thích, xuất hiện thêm tình trạng co thắt. Từ đó tăng cảm giác đau, buồn nôn và nôn.

2. Biến chứng bệnh trào ngược dạ dày buồn nôn

Nếu để tình trạng trào ngược dạ dày buồn nôn kéo dài, không được chữa đúng cách và dứt điểm sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

2.1. Viêm loét dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày. Trào ngược sẽ kích thích dạ dày tiết acid dịch vị hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính gây nên các ổ loét trên niêm mạc dạ dày.

Trào ngược khiến tăng nguy cơ viêm loét dạ dày

2.2. Viêm loét chảy máu thực quản: 

Đây cũng là một trong những biến chứng do trào ngược dạ dày thực quản gây ra. Thành phần của acid dịch vị chính là acid HCl, một acid mạnh. Khi bị trào ngược lâu ngày, niêm mạc thực quản phải thường xuyên tiếp xúc với acid dịch vị. Điều này khiến thực quản bị tổn thương, viêm loét và xuất huyết.

2.3. Tiềm ẩn ung thư thực quản hoặc dạ dày

Ngoài hai biến chứng trên, trào ngược dạ dày thực quản cũng tiềm ẩn nguy cơ tiến triển thành ung thư thực quản, ung thư dạ dày… Bệnh nhân sẽ chịu đau đớn dai dẳng, tỷ lệ tử vong cũng rất cao. Do đó, cần phải cẩn trọng, tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

3. Điều trị trào ngược dạ dày buồn nôn

Hiện nay, để điều trị trào ngược dạ dày thực quản cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm mà bệnh lý này gây ra, bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị như:

3.1. Sử dụng Gamucid để giảm nôn, bảo vệ niêm mạc

Gamucid là hỗn dịch uống điều trị trào ngược dạ dày thực quản, được sản xuất bởi công ty O.F.I – hãng dược phẩm lâu đời và nổi tiếng tại Ý. Sản phẩm tác động với 4 cơ chế toàn diện: tạo lớp màng gel bao ngăn trào ngược acid lên thực quản, trung hòa acid dạ dày nhanh chóng, tạo màng sinh học chống viêm và tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày.

Hỗn dịch uống Gamucid được dùng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản 

Bên cạnh đó, sản phẩm còn được nghiên cứu lâm sàng để chứng minh hiệu quả vượt trội mà nó mang lại. Gamucid cũng thường được sử dụng trong trường hợp trào ngược hay bị nôn. Sản phẩm có hương vị thơm ngon, không hề khó uống như các loại thuốc điều trị khác trên thị trường. Do đó bạn có thể an tâm sử dụng Gamucid.

Hiện nay, hỗn dịch uống Gamucid đã được nhập khẩu trực tiếp về Việt Nam. Sản phẩm cũng được nhiều chuyên gia tiêu hóa, các bệnh viện lớn trong và ngoài nước tin tưởng và khuyên dùng.

3.2. Biện pháp dùng thuốc

Trên thực tế, bệnh nhân trào ngược dạ dày thường có nhiều triệu chứng khác nhau. Do đó, để điều trị dứt điểm, bệnh nhân thường phải sử dụng kết hợp nhiều nhóm thuốc cùng lúc.

Sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc để điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Một số nhóm thuốc điều trị trào ngược phổ biến mà các bác sĩ thường kê cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản như:

  • Thuốc kháng acid: có tác dụng trung hòa acid dịch vị, giúp giảm ợ chua.
  • Thuốc ức chế kênh proton: thuốc này được sử dụng khá phổ biến để giảm nhanh lượng acid tiết ra, ngăn ngừa viêm loét dạ dày.
  • Thuốc chẹn H2: có tác dụng ức chế hoạt động của tế bào viền, gián tiếp giảm sản xuất acid dịch vị.
  • Thuốc làm rỗng dạ dày: giúp kích thích tiêu hóa, tăng tháo rỗng thức ăn ở dạ dày. Nhờ đó tránh hiện tượng đầy bụng, khó tiêu gây buồn nôn.

3.3. Thay đổi chế độ ăn và sinh hoạt

Bên cạnh những biện pháp trên, bạn cũng cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Điều này có thể giúp bạn giảm tình trạng bệnh và phòng ngừa bị tái phát hiệu quả. Một số điều bạn cần lưu ý như:

  • Chia nhỏ bữa ăn, mỗi bữa chỉ nên ăn vừa đủ, không nên ăn quá no
  • Chỉ nên nằm sau khi ăn khoảng 2 tiếng. Điều này sẽ giúp bạn tránh tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Hạn chế tối đa các loại thức ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, có tính acid. Đồng thời hạn chế uống nước có ga, rượu bia, các loại đồ uống có chất kích thích.
  • Ưu tiên lựa chọn những loại thức ăn dễ tiêu, ít gia vị.
  • Có thể sử dụng gừng trong bữa ăn hàng ngày để xua tan cảm giác buồn nôn khi bị trào ngược dạ dày thực quản.

Nói chung, trào ngược buồn nôn có thể do nhiều nguyên nhân. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Một trong những liệu pháp điều trị hiệu quả hiện nay được các chuyên gia khuyên dùng là hỗn dịch uống Gamucid của Ý. Nếu còn bất cứ thắc mắc, quý độc giả vui lòng liên hệ với hotline 038.667.3836 hoặc truy cập tại đây để được giải đáp nhanh chóng nhất.