Chi tiết phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản chuẩn y khoa

quantrigmc2022 |
20/04/2022

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản chuẩn của Bộ y tế. Đọc ngay để giải quyết dứt điểm bệnh.

Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản được đưa ra để đảm bảo bệnh nhân được chữa trị hiệu quả nhất và an toàn nhất. Tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh khi tuân thủ đúng phác đồ cao hơn hẳn so với những bệnh nhân bị trào ngược khác. Cùng tìm hiểu chi tiết về phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản chuẩn y khoa qua bài viết này nhé!

Nên điều trị trào ngược dạ dày thực quản theo phác đồ chuẩn y khoa

Bệnh trào ngược dạ dày là bệnh như thế nào?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản – Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) còn được gọi là trào ngược acid dạ dày. Đây là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi có sự tăng trào ngược dịch dạ dày, gây ra những triệu chứng khó chịu và biến chứng rất nguy hiểm. 

Nguyên nhân có thể gây ra trào ngược dạ dày thực quản được chia làm 3 nhóm chính:

  • Nguyên nhân do thực quản: Suy cơ thắt dưới thực quản, thoát vị hoành,…
  • Nguyên nhân tại dạ dày: Ứ đọng thức ăn tại dạ dày, áp lực ổ bụng tăng,…
  • Nguyên nhân khác: Stress kéo dài, thói quen sinh hoạt không khoa học,…

Trào ngược dạ dày thực quản sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như loét thực quản, hẹp thực quản, ung thư thực quản,…

Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây một số biến chứng nguy hiểm

Phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản chuẩn giáo trình y khoa

Điều trị trào ngược acid dạ dày thực quản theo chuẩn phác đồ là cách tốt nhất để loại bỏ dứt điểm tình trạng này.

1. Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản

1.1. Triệu chứng lâm sàng

  • Triệu chứng điển hình: Cảm giác nóng rát dưới xương ức, ợ nóng, ợ chua,…
  • Triệu chứng ngoài thực quản: Chứng bào mòn răng, hen phế quản, đau ngực không do bệnh lý tim, viêm phổi thùy, viêm phổi hít, viêm họng tái phát nhiều lần.
  • Tiền sử dùng các thuốc gây tổn thương niêm mạc thực quản hoặc làm giảm co thắt cơ vòng thực quản dưới như thuốc ức chế kênh calci, thuốc nhóm NSAIDS, Aspirin,…

Cảm giác nóng rát dưới xương ức là triệu chứng điển hình bệnh trào ngược dạ dày

1.2. Cận lâm sàng

  • Nội soi

Phương pháp này thường được dùng để xác định mức độ tổn thương niêm mạc thực quản. Đặc biệt là trong trường hợp bệnh nhân cảm thấy nuốt khó, nuốt đau vùng hầu họng, xuất huyết tiêu hóa, bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa trên… 

Tại Việt Nam thường được phân loại phổ biến theo thang Los Angeles, chia làm 5 cấp độ để dễ lựa chọn thuốc cũng như phương pháp điều trị.

  • Xét nghiệm

Một số xét nghiệm cũng giúp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản chẳng hạn như: Đo vận động thực quản và đo pH dạ dày trong 24 giờ, Manometry thực quản.

2. Điều trị trào ngược dạ dày

2.1. Thay đổi lối sống

Xây dựng thói quen có lợi trong và sau bữa ăn, nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày để tránh quá tải cho dạ dày, đưa bữa ăn chính càng xa giấc ngủ càng tốt,… Sau khi ăn, tốt hơn hết không nên nằm ngay, nếu phải nằm, nên kê gối cao đầu.

Tránh sử dụng các thực phẩm, nước uống có cồn, gas hoặc gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tình trạng trào ngược tiến triển xấu hơn.

Các loại nước uống có gas có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày

2.2. Kiểm soát acid bằng thuốc

Điều trị trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể kiểm soát acid bằng một số thuốc như:

  • Thuốc trung hòa acid dịch vị làm giảm nồng độ acid trong dạ dày, giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng trào ngược. Thuốc thường uống sau ăn 1 giờ và 3 giờ.
  • Thuốc ức chế thụ thể H2 giúp cải thiện sự điều tiết hàm lượng acid trong dạ dày, từ đó giúp cải thiện nhanh tình trạng bệnh. Các thuốc nhóm này có tác dụng tốt với trào ngược dạ dày từ nhẹ đến trung bình. Uống 1 viên trước ăn 15 – 30 phút.
  • Thuốc ức chế bơm proton được trong các trường hợp trào ngược dạ dày từ trung bình đến nặng. Liều chuẩn theo phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản: 1 viên, uống trước ăn 30 phút, nên sử dụng ít nhất từ 4 – 8 tuần.

2.3. Điều trị ngoại khoa

Theo phác đồ trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân được điều trị ngoại khoa khi điều trị nội khoa thất bại, hoặc trong trường hợp bệnh nhân không muốn dùng thuốc lâu dài. Thông thường, bệnh nhân sẽ điều trị nội khoa đúng phác đồ trong khoảng nửa năm, nếu tình trạng không đỡ mới cân nhắc phẫu thuật.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa hiện đại, có tỉ lệ thành công lâu và khả năng phục hồi tốt. Theo phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản, phương pháp phẫu thuật tạo hình Nissen có tỉ lệ tử vong dưới 1%. Các biến chứng sau phẫu thuật chỉ khoảng 5-20%, chủ yếu là các biến chứng như nuốt khó, sa dạ dày, hội chứng ứ hơi,…

Điều trị ngoại khoa tình trạng trào ngược dạ dày thực quản

Sản phẩm Gamucid cho người mắc trào ngược dạ dày điều trị tại nhà

Gamucid là hỗn dịch điều trị trào ngược dạ dày thực quản, giúp giảm nhanh các triệu chứng trào ngược. Ngoài ra, Gamucid còn giúp phục hồi các tổn thương dạ dày, bảo vệ bề mặt niêm mạc thực quản, đồng thời giảm nguy cơ viêm do trào ngược acid, pepsin và acid mật. 

Sản phẩm được sản xuất tại Italia và được phân phối độc quyền bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Phương Minh. Gamucid đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả và tính an toàn trong điều trị bệnh, giúp bệnh nhân dễ tuân thủ điều trị và hạn chế tác dụng phụ táo bón hoặc tiêu chảy.

Gamucid – Phương pháp từ Châu Âu, điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả

Trên đây là thông tin chi tiết về phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị, bạn cũng nên sử dụng kết hợp thêm hỗn dịch uống Gamucid giúp giảm nhanh tình trạng trào ngược acid dạ dày thực quản. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản hoặc hỗn dịch Gamucid, độc giả vui lòng liên hệ hotline 038.667.3836 hoặc truy cập website tại đây để được giải đáp.