Các biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh mẹ bỉm sữa nên biết

quantrigmc2022 |
01/04/2022

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh lý rất hay gặp. Vậy biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh như thế nào? Tìm hiểu ngay.

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, không phải mẹ bỉm sữa nào cũng phát hiện bệnh từ sớm và điều trị cho trẻ kịp thời, đúng cách. Bài viết sau sẽ chỉ rõ 5 biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh điển hình, giúp mẹ dễ nhận biết bệnh.

1. Trẻ sơ sinh có bị mắc trào ngược dạ dày hay không?

Không chỉ người lớn, trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản.. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày chia thành 2 nhóm chính:

  • Sinh lý: Do dạ dày trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, mới sinh nên dạ dày ở vị trí cao. Ngoài ra cũng có thể do chế độ ăn uống hầu như toàn chất lỏng hoặc do trẻ sinh non.
  • Bệnh lý: Có thể trẻ bị mắc bệnh phổi mãn tính, dị ứng thức ăn, liệt dạ dày, mắc các bệnh chuyển hóa như không dung nạp lactose, không dung nạp lactose,… 

Trẻ nhỏ có thể bị trào ngược dạ dày thực quản

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh mắc trào ngược dạ dày

Mẹ nên chú ý một số biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh sau để có biện pháp xử trí kịp thời, tránh các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ.

2.1. Trớ sữa

Trẻ thường hay trớ sữa trong hoặc sau khi bú mẹ, đây là một trong những biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh rất hay gặp. Bé nôn trớ, liên tục nôn vọt sau mỗi khi ăn xong. Nếu hiện tượng nôn trớ có kèm máu hoặc chất dịch bã giống cà phê thì chứng tỏ khả năng rất cao trẻ đang bị trào ngược dạ dày.

Trẻ hay bị trớ sữa là biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

2.2. Khó chịu, quấy khóc bất thường khi ăn hoặc ngay sau khi ăn

Một dấu hiệu thứ hai để nhận biết trẻ có bị trào ngược hay không đó chính là tình trạng quấy khóc bất thường khi ăn hoặc ngay sau khi ăn. Trẻ có cảm giác khó chịu, tức bụng do acid dịch vị trào ngược, khiến trẻ biểu hiện thành phản ứng quấy khóc.

2.3. Trớ dịch có màu bất thường

Ngoài hai dấu hiệu trên, trớ dịch có màu bất thường cũng chính là một biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Dịch nôn trớ của trẻ có thể xuất hiện các màu như màu xanh, vàng,… Khi đó, cha mẹ nên cho trẻ đi khám sớm để điều trị kịp thời.

2.4. Bỏ bú

Do mỗi lần ăn xong trẻ hay bị nôn trớ và trào ngược acid, dịch trong dạ dày lên thực quản nên trẻ sinh ra cảm giác sợ hãi mỗi khi ăn và bú mẹ. Chính vì vậy, trẻ bắt đầu trốn tránh, bỏ bú mẹ, thường dùng tay đẩy ra mỗi khi mẹ cho bú.

Trẻ bỏ bú, không muốn bú mẹ

2.5. Trẻ khó thở, thở khò khè

Dấu hiệu cuối cùng để nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh chính là hiện tượng trẻ khó thở, thở khò khè. Do acid và thức ăn trào ngược lên thực quản thường xuyên nên trẻ bị khàn giọng, cảm thấy khó thở. 

3. Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Kéo dài trong bao lâu?

Tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh sẽ cải thiện dần dần khi trẻ lớn lên. Trong đa số các trường hợp, khi trẻ được tầm 7 – 8 tháng tuổi thì tình trạng trào ngược sẽ giảm dần và biến mất.

Tuy nhiên, nếu bệnh có xu hướng diễn tiến nặng hơn và không được điều trị sớm, có thể dẫn tới các hệ quả nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển cân nặng, chiều cao và trí óc của trẻ.

4. Biện pháp điều trị cho trẻ bị trào ngược dạ dày

Khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh nêu trên, cha mẹ nên đưa trẻ tới thăm khám tại các cơ sở uy tín để được chẩn đoán chính xác. Đồng thời áp dụng một số biện pháp hỗ trợ điều trị cho trẻ bị trào ngược dạ dày sau đây:

  • Không cho bé nằm ngay sau bú

Mỗi khi cho trẻ bú xong mẹ không nên cho bé nằm ngay vì sẽ khiến trẻ dễ bị nôn trớ. Mẹ hãy để cho trẻ ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau khi bú.

  • Tránh đè ép lên vùng bụng của trẻ

Mẹ tránh đè ép lên vùng bụng của trẻ, đặc biệt là sau trẻ mới ăn xong. Bởi việc đè ép lên vùng bụng sẽ khiến trẻ tức bụng và dễ bị trào ngược dạ dày.

  • Cho trẻ ợ để làm giảm tình trạng trào ngược

Một trong những cách cải thiện bệnh trào ngược dạ dày chính là cho trẻ ợ. Sau khi trẻ bú xong, các mẹ nên cho trẻ ợ mỗi lần không quá 1 phút và không dừng giữa chừng.

  • Giữ cho trẻ không nằm sấp khi ngủ

Biện pháp cuối cùng giúp hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh đó chính là giữ cho trẻ không nằm sấp khi ngủ. Khi ngủ sấp, áp lực cơ thể đè lên bụng khiến trẻ dễ bị trào ngược hơn.

Các mẹ không nên cho trẻ ngủ sấp 

Trên đây là bài viết về các biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh để mẹ nhận biết và bảo vệ sức khỏe cho trẻ kịp thời. Khi trẻ bị trào ngược dạ dày sinh lý, mẹ nên áp dụng một số giải pháp hỗ trợ để cải thiện nhanh chóng tình trạng này.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào liên quan đến biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh hoặc hỗn dịch Gamucid, độc giả vui lòng liên hệ theo tổng đài 038.667.3836 hoặc truy cập website tại đây.