Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng: Hướng dẫn điều trị từ dùng thuốc đến không dùng thuốc

quantrigmc2022 |
25/04/2022

Có nhiều cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng vừa đơn giản lại hiệu quả như dùng thuốc, không dùng thuốc,… Tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý khá nguy hiểm. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ khỏi bệnh nhanh chóng. Ngược lại, nếu không cẩn thận nó sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy nên điều trị viêm loét dạ dày tá tràng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh như thế nào?

Có thể nói, bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý mang những điểm đặc trưng riêng. 

1. Viêm loét dạ dày là bệnh gì?

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc bị acid dịch vị gây tổn thương, dẫn đến viêm sưng, lâu dần hình thành nên các vết loét. Thường thì những vết loét có kích thước từ vài mm đến vài cm và có độ sâu tổn thương khác nhau. Những vết loét nhỏ có thể tự lành mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, với những vết loét lớn thì cần phải điều trị bằng nhiều phương pháp.

Người viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp nhiều khó chịu và bất tiện trong cuộc sống

2. Triệu chứng bệnh

Có khá nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, phổ biến có thể kể đến như đau bụng vùng thượng vị, đau âm ỉ, khó chịu hoặc đau dữ dội tùy vào tình trạng loét. Nếu bạn loét dạ dày thì thường đau sau ăn khoảng vài chục phút đến vài giờ. Còn với vết loét hành tá tràng thì xuất hiện đau lúc đói hoặc sau bữa ăn 2-3 giờ, đau tăng về đêm. 

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể gặp các dấu hiệu khác như buồn nôn, nôn, chán ăn, nóng rát, ợ chua, khó tiêu. Hay thậm chí đi tiêu ra máu, đi tiêu phân đen,…

3. Đối tượng dễ mắc phải

Trên thực tế, bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, bệnh lý này thường phổ biến nhất ở lứa tuổi trung niên, từ 50 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, một số đối tượng dưới đây cũng dễ mắc phải bệnh lý này:

  • Người thường xuyên hút thuốc, uống bia, rượu hay dùng chất kích thích: Chúng chứa nhiều chất độc có hại làm tổn thương dạ dày. Đồng thời kích thích tiết acid hình thành ổ loét mới, kéo dài thời gian làm lành vết loét cũ.
  • Người hay căng thẳng, lo lắng: khiến dịch vị tiết ra nhiều và liên tục. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và tăng sinh ổ loét mới
  • Người ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học: Những thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tiêu hóa, đặc biệt là viêm loét dạ dày tá tràng. 

Người hút thuốc lá có nguy cơ cao viêm loét dạ dày tá tràng

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc tây y

Hiện nay, khi điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc tây theo phác đồ của Bộ Y tế. Các loại thuốc tây trong điều trị viêm loét thường phải được dùng theo sự kê đơn, chỉ dẫn của bác sĩ.

  • Thuốc kháng acid giúp trung hòa acid trong dịch vị dạ dày tá tràng, giảm đau, bảo vệ niêm mạc dạ dày. Loại thuốc này thường gây tác dụng phụ tiêu chảy, táo bón
  • Thuốc giảm tiết acid giúp giảm tiết acid dịch vị dạ dày, giảm tác động của acid lên niêm mạc, đẩy nhanh quá trình làm lành vết loét. 
  • Thuốc ức chế bơm proton giúp ngăn chặn bài tiết dịch HCL. Nhóm này có tác dụng ức chế acid mạnh nhất, nhưng tác dụng thường chậm hơn. Ngoài ra, nhóm thuốc này thường có khả năng kiểm soát acid dịch vị cao nhất.
  • Thuốc tạo màng bọc giúp tạo vỏ bọc quanh ổ loét để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nhờ đó vết loét nhanh chóng được làm lành. Tuy nhiên, chúng thường gây táo bón. 
  • Thuốc diệt HP có tác dụng diệt khuẩn hiệu quả như thuốc kháng sinh. Tùy phác đồ mà bác sĩ sẽ kê những loại thuốc kháng sinh khác nhau như amoxicillin, tetracyclin, clarithromycin,… Tuy nhiên cần phối hợp hai kháng sinh trở lên mới hiệu quả.  

Ngoài ra, các chuyên gia y tế và các bệnh viện lớn còn sử dụng Gamucid nhập khẩu từ Ý để điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng. Trong Gamucid có chứa bộ 3 thành phần hoạt chất, vừa giúp trung hòa acid dạ dày nhanh chóng, bao tráng niêm mạc dạ dày đồng thời tái tạo niêm mạc. Do đó, sản phẩm này hoàn toàn phù hợp với bệnh nhân viêm loét dạ dày.

Gamucid được sản xuất bởi hãng dược phẩm OFI, Italia

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng thảo dược tự nhiên

Không chỉ dùng tây y, ngày nay người dân ngày càng có xu hướng tìm về với thiên nhiên, ứng dụng các bài thuốc dân gian để điều trị bệnh an toàn, hiệu quả. Một số loại thảo dược thiên nhiên lành tính, dễ tìm thường hay được lựa chọn trong điều trị chứng viêm loét dạ dày là gừng, nghệ mật ong, cúc la mã, cam thảo,…

Sử dụng thảo dược điều trị trào ngược dạ dày thực quản giúp làm giảm tiết acid, làm lành vết loét và giảm tình trạng viêm loét.

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng không dùng thuốc

Trong một số trường hợp khi tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng còn nhẹ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những biện pháp không dùng thuốc để điều trị. Những biện pháp này bao gồm:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn có tác động không nhỏ đến việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Bạn nên ăn nhiều rau xanh, ăn nhiều loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ, protein lành mạnh. Tránh ăn các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn cay nóng, chất kích thích,… Ngoài ra, hãy ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn để giảm gánh nặng tiêu hóa, cải thiện viêm loét hiệu quả.

Chế độ ăn khoa học giúp giảm chứng viêm loét dạ dày hiệu quả

2. Thay đổi lối sống

Một biện pháp không dùng thuốc nữa mà bạn không thể bỏ qua chính là thay đổi lối sống. Người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi để luôn cảm thấy thoải mái. Hạn chế thức khuya, thay vào đó nên ngủ đúng giờ. Đặc biệt, nên dành ra 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể thao,… nâng cao sức khỏe.

Hy vọng tất cả những cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng trên sẽ giúp bạn cải thiện bệnh tình nhanh chóng. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, quý độc giả vui lòng liên hệ hotline 038.667.3836 để được giải đáp.