TOP 5+ nhóm thuốc trị trào ngược dạ dày tốt nhất hiện nay

quantrigmc2022 |
19/04/2022

Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản nào dùng tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ở ngay trong bài này.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất trong dạ dày trào lên thực quản hoặc đường ống dẫn thức ăn. Điều này có thể gây ra chứng ợ nóng, khó nuốt, đau ngực và một số triệu chứng khác. Vậy dùng thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản nào là tốt nhất? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé.

TOP 6 nhóm thuốc trị trào ngược dạ dày tốt nhất hiện nay

1. Thuốc điều hòa nhu động ruột

Nhóm thuốc này làm tăng chuyển động hoặc co bóp của dạ dày và ruột, từ đó làm giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, ợ chua. Một số thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản nhóm điều hòa nhu động ruột như:

  • Metoclopramide 10mg khoảng 84.000 đồng một hộp gồm 40 viên.
  • Domperidon 10mg giá dao động khoảng 35.000 đến 80.000 đồng một hộp 10 vỉ x 10 viên.

2. Thuốc ức chế bơm Proton

Đây là nhóm thuốc trị trào ngược dạ dày hay nhất, giúp ngăn chặn sự tiết axit trong dạ dày. Các thuốc ức chế bơm proton thường có dạng thuốc viên và được dùng tốt nhất 1 giờ trước bữa ăn. Một số thuốc trị trào ngược thực quản nhóm ức chế bơm proton như:

  • Omeprazol 20mg giá dao động từ 15.000 đến 36.000 đồng một hộp 30 viên.
  • Pantoprazol 40mg giá dao động khoảng 35.000 một hộp 30 viên.
  • Esomeprazol 20mg giá khoảng 80.000 đồng/hộp và Esomeprazole 40mg giá khoảng 250.000 đồng/hộp.

Omeprazol 20mg là thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản hay nhất

3. Thuốc tạo màng ngăn thực quản – dạ dày

Các thuốc tạo màng ngăn thực quản – dạ dày làm giảm nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhờ tạo lớp gel mỏng ngăn giữa dạ dày và thực quản. Từ đó giúp trung hòa acid dịch vị, bảo vệ niêm mạc thực quản khỏi tác động bào mòn của acid. Các thuốc này thường được dùng sau bữa ăn hoặc trước lúc đi ngủ.

Một số thuốc tạo màng ngăn thực quản – dạ dày hay dùng như:

  • Domitazol 50mg giá khoảng 300.000/hộp.
  • Alginic acid giá dao động tùy theo hàng nội địa hay nhập khẩu.

4. Thuốc tăng trương lực cơ thắt thực quản dưới

Tác dụng làm tăng áp lực cơ vòng đoạn thực quản dưới, từ đó giúp giảm tình trạng trào ngược. Nhóm thuốc này thường được dùng trong những trường hợp bệnh nhẹ và cần kết hợp điều trị duy trì, tránh tái phát.

Các thuốc trị trào ngược thực quản nhóm tăng trương lực cơ thắt dưới thực quản bao gồm:

  • Metoclopramide 10mg giá khoảng 90.000 đồng/hộp.
  • Cisapride có dạng viên nén 10mg, 20mg hoặc dạng hỗn dịch uống, giá mỗi loại sẽ khác nhau.
  • Baclofen có gia dao động 175.000 đồng/hộp.

Metoclopramide 10mg giúp tăng trương lực cơ thắt dưới thực quản

5. Thuốc trung hòa acid

Thuốc trung hòa axit giúp giảm nhanh chóng triệu chứng bệnh nhưng chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, thông qua cơ chế giảm nồng độ axit trong dạ dày. Thuốc thường được sử dụng như một phương pháp điều trị đầu tiên để giúp làm dịu chứng ợ nóng. Việc lạm dụng một số thuốc kháng axit có thể gây ra các tác dụng phụ, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc các vấn đề về thận. Một số thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản nhóm này như:

  • Maalox viên nhai giá dao động 35.000 đồng/hộp 40 viên.
  • Gastropulgite dạng bột pha giá dao động 120.000 đồng/hộp.

6. Nhóm sản phẩm điều trị trào ngược dạ dày thực quản không cần kê đơn

Sản phẩm không kê đơn thường là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của người bệnh, sử dụng để điều trị các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Một trong số đó là hỗn dịch Gamucid với cơ chế tác động toàn diện nhất, đem lại hiệu quả cao, vừa giúp ngăn chặn trào ngược, giảm chứng ợ nóng, khó tiêu nhanh chóng chỉ sau 5 phút, vừa giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, đảm bảo an toàn, không chứa gluten và lactose.

Gamucid giảm nhanh chứng ợ nóng và khó tiêu chỉ sau 5 phút

Biện pháp kết hợp với thuốc điều trị trào ngược dạ dày

Để giúp cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh, ngoài sử dụng thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản, bạn cần kết hợp các biện pháp thay đổi lối sống và chế độ ăn, cụ thể như sau:

1. Thay đổi chế độ ăn khoa học

Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm tăng nguy cơ trào ngược thực quản cần kiêng sử dụng như:

  • Nước sốt cà chua và các sản phẩm làm từ cà chua khác.
  • Thực phẩm giàu chất béo, chẳng hạn như các sản phẩm thức ăn nhanh và thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Nước ép trái cây họ cam quýt.
  • Nước ngọt.
  • Caffeine, rượu.

Ngoài việc tránh các loại thực phẩm gây kích thích, bạn nên kết hợp một chế độ ăn khoa học, giảm lượng chất béo trong chế độ ăn hàng ngày. Đồng thời cung cấp đủ protein và chất xơ giúp bạn no lâu hơn, ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều.

Bạn nên hạn chế sử dụng nước ép cam khi bị trào ngược thực quản

2. Thay đổi lối sống

Bạn nên tập những bài thể dục nhẹ nhàng, dành thời gian hàng ngày để thư giãn cơ thể, giảm tình trạng stress. Đây là cách giúp giảm nhanh chóng tình trạng trào ngược. Bạn có thể tập yoga, thậm chí có thể thử thiền tĩnh lặng và hít thở sâu vài phút, vài lần mỗi ngày để giảm mức độ căng thẳng.

3. Điều chỉnh thói quen sau ăn

Tư thế và các hoạt động sau bữa ăn có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên tránh nằm ngay sau khi ăn, nên duy trì tư thế ngồi thẳng trong vài giờ sau ăn để ngăn ngừa chứng ợ nóng. 

Bạn cũng không nên tham gia vào bất kỳ hoạt động thể chất nào ngay sau bữa ăn. Điều này có thể khiến cơ bụng co lại, làm đẩy thức ăn trào ngược lên thực quản và gây ra chứng ợ chua.

Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên các bạn đã hiểu rõ các loại thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài sử dụng các nhóm thuốc trên, bạn nên kết hợp các biện pháp để điều trị hiệu quả trào ngược dạ dày thực quản.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản và hỗn dịch Gamucid, độc giả vui lòng liên hệ hotline 0386.673.836 hoặc truy cập website tại đây để được tư vấn miễn phí.