Trào ngược dạ dày gây khó thở không? 3 cách điều trị ngay tại nhà

quantrigmc2022 |
15/04/2022

Khó thở khi bị trào ngược phải làm sao? Tìm hiểu 3 cách trị trào ngược dạ dày khó thở ngay tại nhà trong bài viết này.

Khó thở do trào ngược không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn báo hiệu rằng bệnh tình của bạn đang tiến triển nặng hơn. Do đó, nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu và các cách trị trào ngược dạ dày khó thở sẽ giúp bạn khỏi bệnh nhanh chóng. Để tìm hiểu chi tiết, đọc ngay bài viết dưới đây!

1. Trào ngược dạ dày gây khó thở không?

Trào ngược dạ dày gây khó thở là một trong những dấu hiệu nghiêm trọng của bệnh. Đó là khi acid dạ dày trào ngược xâm nhập vào phổi, gây kích thích các dây thần kinh hô hấp. Từ đó sinh ra các phản ứng ho, co thắt đường phế quản và tăng tiết chất nhầy.

Trào ngược làm đường thở bị co thắt khiến bệnh nhân khó thở

Khi đường thở bị co thắt lại sẽ khiến người bệnh có cảm giác khó thở, thở khò khè hay ho. Đặc biệt ở những người hen suyễn thì bệnh tình sẽ càng làm trầm trọng hơn. 

Thông thường, có 3 nguyên nhân chính gây khó thở ở người trào ngược dạ dày:

  • Do acid đi vào hệ hô hấp: gây sưng các đường dẫn khí nhỏ, khiến chúng co lại, bít đường thở gây khó thở
  • Áp lực gây chèn ép khí quản: thức ăn tại đường thực quản gây chèn ép lên khí quản. Ngoài ra trào ngược gây ợ nóng, ợ chua, dẫn đến hơi thở đứt quãng, khó thở ở người bệnh. Đặc biệt sau khi ăn thì triệu chứng khó thở càng tăng mạnh.
  • Kích thích dây thần kinh: Acid trong dạ dày đi lên thực quản không chỉ gây tắc mà còn kích thích dây thần kinh, gây viêm đường thực quản. Khi đó cơ trơn thực quản co lại, khiến đường thở bị co lại dẫn đến tình trạng khó thở.

2. Hậu quả của bệnh trào ngược dạ dày khó thở

Triệu chứng khó thở do bệnh trào ngược dạ dày lâu ngày sẽ gây nên một số hậu quả sau:

2.1. Viêm họng

Theo thống kê, có tới khoảng 70% người bị trào ngược dạ dày khó thở sẽ gặp vấn đề về cổ họng. Trào ngược dạ dày gây viêm họng khi dịch vị dạ dày lên đến vùng họng. Acid và các men tiêu hóa trong dịch vị sẽ tấn công và phá hủy niêm mạc họng. Lâu ngày, cổ họng sẽ bị viêm và phù nề. 

Trào ngược dạ dày gây phù nề và viêm vùng cổ họng

2.2 Viêm thanh quản

Trào ngược gây viêm thanh quản hay còn được gọi là trào ngược im lặng. Vì nó diễn biến thầm lặng và thường bị nhầm tưởng với viêm họng thông thường. Các triệu chứng viêm thanh quản do trào ngược bao gồm:

  • Khàn tiếng
  • Khó phát âm
  • Ho mãn tính hoặc kéo dài vào đêm
  • Hắng giọng thường xuyên
  • Đờm nhiều trong cổ họng

Viêm thanh quản do trào ngược gây ho mãn tính hoặc kéo dài vào ban đêm

2.3. Viêm phế quản

Dịch vị trong dạ dày gây viêm niêm mạc thực quản lâu ngày, có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp trên. Khi dịch vị tràn vào thanh quản, nó có thể gây viêm, tổn thương. Đây cũng là cơ hội cho vi khuẩn và virus tấn công, gây ra các bệnh viêm phế quản.

Nếu không được điều trị kịp thời, lâu dần bệnh sẽ dẫn tới viêm phế quản mạn tính, khàn tiếng và các biến chứng hô hấp nguy hiểm.

2.4. Viêm phổi

Trong nhiều trường hợp, acid dạ dày bị trào ngược có thể đi nhầm vào phổi. Điều này có thể gây kích thích và gây ra các triệu chứng sưng/viêm phổi. Từ đó khiến cho tình trạng khó thở do trào ngược ngày càng nặng hơn.

3. Điều trị trào ngược dạ dày không dùng thuốc

3.1. Sử dụng Gamucid cho người trào ngược dạ dày khó thở

Liệu pháp mới đang được các chuyên gia y tế tin tưởng khuyên dùng hiện nay là hỗn dịch uống Gamucid. Đây là một sản phẩm dùng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, được sản xuất bởi hãng dược phẩm OFI nổi tiếng tại Italia. Gamucid đã được nghiên cứu lâm sàng trên người, chứng minh tác dụng hiệu quả cho điều trị trào ngược dạ dày khó thở. 

Gamucid bao gồm các thành phần chính: Natri Alginate, Mucopolysaccharide (dịch chiết cây xương rồng và oliu), Kháng acid dạ dày: Kali bicarbonate, Calcium carbonate, Natri bicarbonate. Nhờ đó, uống Gamucid có tác dụng ba trong một, vừa trung hòa nhanh acid dạ dày, giảm chứng nóng rát ở thực quản – dạ dày, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày. 

Hiện nay, Gamucid được đã có mặt tại các nhà thuốc và bệnh viện lớn tại Việt Nam. Sản phẩm được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi công ty Dược phẩm Phương Minh.

3.2. Thay đổi chế độ ăn

Bên cạnh sử dụng các liệu pháp điều trị, người bị trào ngược khó thở cũng cần một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Người bệnh nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, protein, chất béo tốt cho cơ thể.

Chế độ ăn khoa học dành cho người trào ngược dạ dày 

Ngoài ra, nên lựa chọn các thực phẩm mang tính kiềm, có khả năng trung hoa acid và dễ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho dạ dày như: bánh mỳ, bột yến mạch, rau củ quả,… Hạn chế dùng các thực phẩm kích thích tiết dịch vị như hoa quả có chứa acid (cam, chanh,…) hay thuốc lá, rượu bia, nước có gas và thức ăn cay, nóng. 

3.3. Thay đổi chế độ sinh hoạt

Theo khảo sát, chế độ sinh hoạt không khoa học là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Do đó, các bạn nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giúp dạ dày làm việc nhẹ nhàng hơn. Đồng thời lưu ý, bạn không nên nằm ngay sau khi ăn.

Khi đi ngủ thì bạn có thể kê cao đầu và nằm nghiêng sang trái. Tư thế này sẽ đem đến hiệu quả tốt hơn trong việc điều trị chứng trào ngược của người bệnh. Bên cạnh đó, các bạn cũng cần có chế độ sinh hoạt hợp lý. Tránh tình trạng làm việc quá sức, stress, thức khuya, bỏ bữa. Hãy tạo cho mình một thói quen ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ giấc.

Tuy không nguy hiểm, nhưng các bạn cần có cách trị trào ngược dạ dày khó thở phù hợp và kịp thời để hạn chế biến chứng nặng xảy ra. Và dĩ nhiên, bạn hoàn toàn có thể cải thiện được bệnh nếu kiên trì phối hợp những phương pháp trên. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, quý độc giả vui lòng liên hệ số hotline 038.667.3836 hoặc truy cập tại đây