11 cách trị đặc hiệu cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản

quantrigmc2022 |
15/04/2022

Làm sao để điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhất? Tìm hiểu ngay 11 cách trị trào ngược dạ dày nhanh nhất khi mắc bệnh.

Trào ngược dạ dày kéo dài khiến bạn mệt mỏi và lo lắng các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bạn băn khoăn chưa rõ làm làm thế nào để trị trào ngược dạ dày thực quản? Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn 11 cách trị trào ngược dạ dày hiệu quả và an toàn, dễ thực hiện tại nhà. 

1. Cách trị trào ngược dạ dày bằng Gamucid

Gamucid là hỗn dịch dạng gel dùng đường uống, hoạt động theo cơ chế cơ học để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Sản phẩm được nhập khẩu và kiểm chứng chất lượng bởi Công ty Dược phẩm OFI xuất xứ từ Italia, hãng Dược phẩm hàng đầu tại Ý với 76 năm uy tín.

Thành phần chính: 

  • Natri Alginate
  • Mucopolysaccharides HMW (Dịch chiết cây xương rồng và oliu)
  • Kháng acid dạ dày: Kali bicarbonate, Calcium carbonate, Natri bicarbonate
  • Khác: Xylitol, gôm xanthan, natri hydrate, carbomer, chiết xuất protein từ khoai tây, aroma, sucralose, hexamidine, chlorhexidine digluconate, nước.

Gamucid hiệp đồng 3 tác dụng toàn diện:

  • Ngăn chặn sự trào ngược của acid dạ dày và thức ăn lên thực quản nhờ tạo lớp màng chắn vật lý.
  • Bảo vệ niêm mạc dạ dày và thực quản khỏi tổn thương nhờ lớp màng bao sinh học.
  • Giảm sự nóng rát dạ dày, thực quản nhờ khả năng chống viêm, làm dịu vết thương.

Gamucid là hỗn dịch điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiệu quả nhanh

Bảng phân tích ưu điểm và nhược điểm của hỗn dịch Gamucid:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, sản xuất bởi công ty Dược phẩm OFI với 76 năm kinh nghiệm
  • Được nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
  • Hiệu quả nhanh chóng: Giảm chứng ợ nóng và khó tiêu nhanh chóng chỉ sau 5 phút
  • Hương vị thơm ngon, giúp bệnh nhân trào ngược dạ dày – thực quản dễ tuân thủ điều trị
  • Hạn chế tác dụng phụ táo bón/ tiêu chảy so với một số muối nhôm, magie trung hòa acid dạ dày thường gặp
  • Nguồn gốc Alginate và Mucopolysaccharides HMW được chiết xuất từ thảo dược
  • Không chứa gluten và lactose tự nhiên
  • Có thể bắt gặp một số tác dụng phụ nhẹ, nhưng ít gặp
  • Không dùng được cho trẻ dưới 12 tuổi

 

2. Sử dụng thuốc Tây y

Sử dụng thuốc tây y là cách trị trào ngược dạ dày nhanh chóng. Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được bác sĩ chỉ định trong điều trị triệu chứng bệnh:

2.1. Thuốc giảm tiết acid

Thuốc giảm tiết acid là loại thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản bằng cách ngăn cản sự tiết acid của dạ dày theo những cơ chế nhất định (thuốc kháng histamin H2, PPI,…). Một số thuốc có thể kể đến: Cimetidine 200, 300, 400 và 800mg; Famotidine và Nizatidine,…

Cimetidin là thuốc giảm tiết acid dùng để trị trào ngược dạ dày thực quản

2.2. Thuốc trung hòa acid

Thuốc trung hòa axit, thường được gọi là thuốc kháng axit, là loại thuốc trị trào ngược dạ dày có tính kiềm, giúp trung hòa axit dạ dày dư thừa trong dạ dày. Thuốc kháng axit giúp giảm các triệu chứng, chữa lành vết loét và giảm tái phát. 

Thuốc kháng axit hiện nay trên thị trường thường chứa muối nhôm, canxi, magie hoặc natri. Một số công thức chứa sự kết hợp của hai muối, chẳng hạn như magie hydroxit và nhôm hydroxit.

2.3. Thuốc điều trị các bệnh liên quan (ho, viêm họng, loét dạ dày,…)

Trào ngược dạ dày gây ho, viêm họng do tổn thương niêm mạc thực quản. Người bệnh có thể sử dụng các thuốc điều trị ho và viêm họng. Ngoài ra, trào ngược dạ dày còn gây ra loét dạ dày – tá tràng, nguyên nhân có thể do vi khuẩn HP. Người bệnh có thể sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, ngăn cản vết loét lan rộng như Amoxicilin, Metronidazol, Clarithromycin,…

3. Sử dụng dược liệu thiên nhiên có công dụng chữa trào ngược dạ dày

Ngoài sử dụng thuốc tây, bệnh nhân có thể sử dụng thêm dược liệu thiên nhiên có công dụng chữa trào ngược dạ dày. Đây là cách trị trào ngược dạ dày lành tính, an toàn nhưng cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để đạt hiệu quả.

3.1. Nghệ

Trong củ nghệ có chứa rất nhiều thành phần curcummin, turmerone, tlantone, zingiberene, demethoxycurcumin,… Đây là các hoạt chất có công dụng trung hòa axit trong dạ dày, kháng viêm và giảm sưng đau. Ngoài ra còn giúp kích thích quá trình tiêu hóa làm giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, giảm ợ hơi, ợ nóng, ợ chua.

3.2. Lá mơ lông

Lá mơ cũng có tác dụng chữa trào ngược acid dạ dày hiệu quả. Thành phần protein, vitamin C, tinh dầu và các hợp chất khác trong lá mơ có tác dụng giải độc, khử trùng, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, thảo dược này còn giảm viêm niêm mạc dạ dày.

Cách trị trào ngược dạ dày bằng lá mơ lông

3.3. Cây rau mương

Trong Đông Y, rau mương được biết đến như một loại thảo mộc có vị ngọt nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và điều trị rất hiệu quả các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Đặc biệt, tình trạng tiêu chảy, đầy bụng hoặc trào ngược acid dạ dày có thể nhanh chóng cải thiện khi sử dụng cây rau mương. 

3.4. Mật ong

Các chất chống viêm tự nhiên trong mật ong giúp tiêu diệt vi khuẩn HP – nguyên nhân gây  trào ngược và giúp điều hòa dịch vị trong dạ dày. 

3.5. Lá tía tô

Lá tía tô có chứa nhiều glycosid và tanin, các hoạt chất giúp giảm tiết axit, tạo một lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày và chữa lành các vết viêm loét. Vì vậy, sử dụng tía tô để trị trào ngược dạ dày thực quản mang lại hiệu quả rất tốt.

4. Biện pháp thay đổi chế độ ăn hỗ trợ điều trị

Để hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày thực quản được tăng cao, người bệnh nên kết hợp thay đổi chế độ ăn, cụ thể:

  • Ưu tiên các loại thực phẩm có tính kiềm, trung hòa lượng acid còn dư: Thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, bột yến mạch, hoặc các loại protein dễ tiêu hóa,… Bởi những thực phẩm này giúp ngăn chặn sự bào mòn của lớp chất nhầy trong dạ dày, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên.
  • Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: Hoa quả hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa…), nước có ga, thức ăn cay, nóng, chocolate…

5. Biện pháp thay đổi chế độ sinh hoạt hỗ trợ điều trị

Một số thay đổi chế độ sinh hoạt trị trào ngược:

  • Nâng cao gối 1 góc 30 độ so với người.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
  • Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn.

Trên đây là 11 cách trị trào ngược dạ dày thực quản mà các bạn nên biết và áp dụng. Trào ngược dạ dày là bệnh rất dễ tái phát, do đó, sau khi khỏi bệnh, bạn vẫn nên tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để phòng ngừa tái phát.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến cách trị trào ngược dạ dày và hỗn dịch Gamucid, độc giả vui lòng liên hệ hotline 0386.673.836 hoặc truy cập website tại đây để được tư vấn miễn phí.