8 điều nên và không nên làm khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản

quantrigmc2022 |
15/04/2022

Bị trào ngược dạ dày nên làm gì và không nên làm gì để bệnh nhanh chóng cải thiện? Tìm hiểu trong bài viết sau.

Bạn đang băn khoăn không biết khi bị trào ngược dạ dày nên làm gì, không nên làm gì để khỏi bệnh nhanh, tránh tái phát kéo dài? Đó là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân và không phải ai cũng biết câu trả lời chính xác. Đọc bài viết sau để được giải đáp chi tiết nhé.

Dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi dịch trong dạ dày trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng khó chịu và có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm. Dịch trong dạ dày bao gồm các loại dịch như HCl, pepsin, dịch mật,… khiến niêm mạc thực quản bị kích thích, lâu ngày gây ra các biểu hiện:

  • Ợ chua, ợ hơi: Là các triệu chứng điển hình, dễ dàng xảy ra khi bạn ăn quá no, khó tiêu, dạ dày không có thời gian nghỉ ngơi sau khi ăn.
  • Đau thượng vị: Thượng vị là vùng giữa hai bên xương sườn và dưới mũi xương ức. Bệnh nhân có cảm giác đau, co thắt ở vùng này, lồng ngực như bị bó chặt lại, đè ép xuống, khó thở.
  • Ho, viêm phổi, hơi thở có mùi: Là những biểu hiện có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Biểu hiện ho, viêm phổi là do đường hô hấp bị kích thích khi hít phải nhiều hơi acid bốc lên do trào ngược. Dịch trào ngược cũng kéo theo thức ăn đang tiêu hóa dở, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, khiến hơi thở có mùi khó chịu.

Ợ hơi là dấu hiệu của trào ngược dạ dày rất dễ nhận biết

Khi thấy các dấu hiệu trên, bạn có thể phỏng đoán mình đang mắc bệnh lý trào ngược dạ dày, để xác định chắc chắn, bạn cần đi thăm khám tại cơ sở y tế uy tín. Vậy, nên làm gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản?

Top 4 việc cần làm ngay khi bị trào ngược dạ dày

Khi bị trào ngược dạ dày, bạn có thể thực hiện ngay những phương pháp dưới đây để giảm bớt các triệu chứng của bệnh, điều trị bệnh hiệu quả và an toàn.

1. Sử dụng Gamucid

Bị trào ngược dạ dày nên làm gì? Đầu tiên, bạn nên dùng hỗn dịch Gamucid để điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, giải quyết các triệu chứng của bệnh thông qua 4 chơ chế tác động toàn diện:

  • Natri alginate tạo lớp màng gel bao trên bề mặt dịch vị, ngăn chặn sự trào ngược acid và thức ăn trong dạ dày lên thực quản.
  • Các chất kháng acid dạ dày: Kali bicarbonate, Calcium carbonate, Natri bicarbonate giúp trung hòa acid dạ dày nhanh chóng, giảm các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, nóng rát, đau tức ngực,…
  • Mucopolysaccharides HMW tạo lớp màng sinh học chống viêm, bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày. Đồng thời tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm tình trạng khó tiêu chỉ sau 5 phút sử dụng.

Gamucid đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả trong điều trị trào ngược dạ dày, được nhiều chuyên gia tiêu hóa khuyên dùng và bệnh nhân tin dùng.

Gamucid giúp giảm nhanh các triệu chứng trào ngược an toàn, hiệu quả

2. Xây dựng lại chế độ ăn phù hợp

Xây dựng lại chế độ ăn khoa học là câu trả lời thứ hai cho câu hỏi bị trào ngược dạ dày nên làm gì. Bạn nên hạn chế những món ăn có nhiều gia vị cay nóng như hành, tiêu, tỏi, ớt, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, nhiều chất béo,… Những thực phẩm hoặc đồ uống chua như nước cam, nước cà chua cũng nên tránh.

Bạn cần biết cà phê, nước có gas, bạc hà, rượu, bia,… là những đồ uống dễ gây trào ngược cần kiêng. Chỉ nên uống nước ấm mỗi ngày và hạn chế ăn đồ lạnh, uống nước lạnh. Đồ ăn nên lựa những loại dễ tiêu hóa và không ăn quá no mỗi bữa.

3. Sử dụng thảo dược từ thiên nhiên

Bạn có thể cân nhắc sử dụng các thảo dược thiên nhiên trong quá trình điều trị. Bởi thảo dược cho tác dụng chậm và lành tính, được nhiều người ưa chuộng sử dụng. Một số vị thuốc thường được dùng bao gồm:

    • Nghệ: Nghệ chứa hoạt chất curcumin ức chế các triệu chứng của trào ngược thực quản. Trong nghệ còn có rất nhiều chất chống viêm, chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các phản ứng viêm, làm các vết loét nhanh lành, giảm tiết acid dịch vị,… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng nghệ có thể gây nóng khi dùng.
  • Mật ong: Bạn có thể ngâm nghệ tươi trong mật ong, trộn mật ong với bột nghệ và nặn thành những viên nhỏ dùng dần. Hoặc đơn giản chỉ cần pha 1 cốc nước mật ong để uống vào mỗi sáng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng liên tục trong 2 – 3 tuần cho 1 liệu trình.
  • Gừng: Trong gừng có nhiều hoạt chất chống viêm, chống oxy hóa, giúp các tổn thương nhanh hồi phục, kích thích tiêu hóa, đẩy nhanh tốc độ làm rỗng dạ dày. Bạn có thể sử dụng gừng tươi hoặc gừng khô đều được, kết hợp cũng các vị thuốc khác hoặc dùng riêng đều cho hiệu quả tốt.

Dùng thảo dược tự nhiên cho tác dụng chậm rãi, lành tính

Sử dụng thảo dược tự nhiên là phương pháp rất được ưa chuộng. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng đều đặn trong một khoảng thời gian và nghỉ một khoảng thời gian. Bởi trong các thảo dược còn có rất nhiều hoạt chất với các công dụng khác, dùng lâu có thể trở thành những tác dụng không mong muốn.

4. Sử dụng thuốc tây y

Sử dụng thuốc Tây cho tác dụng nhanh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến dược sĩ, bác sĩ trước khi sử dụng để dùng thuốc đúng liều, đúng cách. Một số loại thuốc tây thường dùng là:

  • Thuốc giảm tiết acid: Các thuốc này sẽ tác động vào cơ chế bài tiết acid dịch vị, từ đó làm giảm lượng dịch tiết ra. Một số biệt dược thường dùng: Omeprazol, esomeprazol, lansoprazol, cimetidin, nizatidine, famotidine,…
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Những thuốc này kích thích nhu động thực quản để tăng thanh thải acid trào ngược hoặc tạo một lớp màng bao phủ lên niêm mạc thực quản, ngăn chặn những tác động của acid dạ dày. Một số biệt dược thường dùng: Domperidon, acotiamide, metoclopramide, mosapride,…
  • Thuốc trung hòa acid: Thuốc sẽ tác dụng với ion H+ trong acid tạo ra những muối trung tính, từ đó làm giảm tác hại của acid lên niêm mạc đường tiêu hóa. Người ta thường dùng Gastropulgite, phosphalugel,…

Top 3 việc nên tránh khi bị mắc trào ngược dạ dày thực quản

Qua những thông tin trên, bạn đã tìm được lời giải đáp cho thắc mắc khi bị trào ngược dạ dày nên làm gì?. Sau đây là một số việc bạn cần tránh khi bị trào ngược dạ dày thực quản:

1. Không sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê làm tăng nguy trào ngược dạ dày thực quản. Nếu vẫn tiếp tục sử dụng dụng bia rượu, lượng acid trong dạ dày tăng cao sẽ khiến bạn khó chịu, đau bụng, ợ nóng, ợ chua thậm chí là nôn mửa. Lâu dài bạn có thể bị viêm loét thực quản, xuất huyết thực quản, kém hấp thu, thiếu dinh dưỡng,…

2. Hạn chế thức đêm

Khi bạn thức khuya, dạ dày sẽ tăng tiết dịch vị nhiều hơn. Lâu ngày, dạ dày sẽ bị tổn thương và xuất hiện các vết loét trên niêm mạc.

3. Hạn chế căng thẳng, stress

Stress cũng là một yếu tố khiến dạ dày tăng co bóp và tăng tiết dịch. Hoạt động co bóp và tiết dịch càng nhiều thì càng dễ khiến thức ăn trào ngược lên thực quản. Stress kéo dài cũng ảnh hưởng nhiều đến nội tiết và sức khỏe tinh thần của người bệnh.

Các thói quen trên cũng nên được duy trì kể cả khi đã kết thúc quá trình điều trị để làm giảm nguy cơ tái phát, bảo vệ sức khỏe cho bạn.

Duy trì những thói quen lành mạnh để bệnh không trở nặng và hạn chế tái phát

Trên đây là bài viết giúp bạn trả lời câu hỏi bị trào ngược dạ dày nên làm gì. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức để tự chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn và nhanh chóng hồi phục.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề bị trào ngược dạ dày nên làm gì hoặc hỗn dịch Gamucid, độc giả vui lòng liên hệ hotline 0386.673.836 hoặc truy cập website tại đây để được tư vấn miễn phí.