2 Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em, giải đáp 3 thắc mắc lớn nhất của mẹ

quantrigmc2022 |
13/04/2022

Trẻ con có bị trào ngược dạ dày không? Bài viết này lý giải nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ mà cha mẹ nên biết.

Trào ngược dạ dày là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, xuất hiện ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ em. Vậy nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ là gì? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời và giải đáp một số thắc mắc của cha mẹ về chứng trào ngược ở trẻ.

1. Trẻ em có mắc trào ngược dạ dày không?

Các bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng trẻ em là cũng là một trong những đối tượng dễ mắc phải chứng trào ngược dạ dày nhất. Thậm chí, căn bệnh này có thể xảy ra ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Trẻ em là đối tượng dễ mắc trào ngược dạ dày 

Trẻ bị trào ngược dạ dày sẽ thường xuyên gặp tình trạng thức ăn trào ngược lên thực quản, gây nên các biểu hiện như nôn, trớ. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ mà sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ em

Thông thường, có 2 nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thường là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể như sau:

2.1. Do sinh lý tự nhiên

Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, bởi:

  • Cơ quan tiêu hóa chưa hoàn thiện: Ở trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa và dạ dày có dung tích nhỏ, nằm dọc. Hơn nữa, dạ dày lại nằm gần lồng ngực hơn so với người lớn nên rất dễ gặp phải tình trạng trào ngược.
  • Cơ thắt thực quản chưa ổn định: Cơ thắt thực quản hoạt động đóng mở không hiệu quả. Điều này khiến cho thức ăn dễ trào ngược lên thực quản.
  • Thức ăn của trẻ sơ sinh: Trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng sữa mẹ, cháo và bột là chủ yếu. Những thực phẩm này ở dạng lỏng, mềm nên dễ trào khỏi khe hở của cơ thắt thực quản, gây nên chứng trào ngược.
  • Sử dụng sữa công thức: Sữa ngoài chứa hàm lượng sữa bò lớn nên nguy cơ xuất hiện trào ngược cao hơn so với bú mẹ. Vì sữa bò tiêu hóa chậm nên nằm lâu trong dạ dày hơn.
  • Tư thế cho trẻ bú: Trẻ thường được đặt ở tư thế nằm ngang khi bú. Tư thế này dạ dày cũng nằm ngang cho nên rất dễ khiến sữa trào ngược từ dạ dày lên miệng.

Tư thế nằm ngang khi bú khiến trẻ dễ bị trào ngược

2.2. Do bệnh lý

Nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý thường gặp ở trẻ trên 1 tuổi. Thường là do trẻ mắc một số bệnh lý bẩm sinh như: thoát vị cơ hoành, sa dạ dày nặng làm cho cơ thắt thực quản yếu. Những trẻ này thường xuyên bị trào ngược thức ăn lên thực quản. 

Ngoài ra, một số trẻ cũng có khả năng cao bị trào ngược dạ dày thực quản nếu bị bại não, nhiễm trùng toàn thân, hở van tim bẩm sinh…

3. Giải đáp thắc mắc của mẹ khi có trẻ mắc trào ngược dạ dày

Bên cạnh giải thích các nguyên nhân gây chứng trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ thì dưới đây là một số vấn đề mà nhiều mẹ đang tìm câu trả lời. 

3.1. Trào ngược dạ dày ở trẻ có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày ở trẻ có ảnh hưởng nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ hay không phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh của trẻ. Đó là mắc bệnh do nguyên nhân sinh lý hay nguyên nhân bệnh lý.

Trẻ bị trào ngược có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau 

Tuy nhiên, dù với bất kỳ nguyên nhân nào thì việc không được điều trị và chăm sóc kịp thời cũng đều có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là với trường hợp trẻ mắc bệnh là do các bệnh lý khác. Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra:

– Biến chứng về tiêu hóa: Trẻ có thể bị viêm, loét thực quản, ảnh hưởng đến việc ăn uống do khó nuốt. Nghiêm trọng hơn trẻ có thể bị hẹp thực quản, barrett thực quản – khiến cho thức ăn bị tắc ở thực quản không thể xuống dạ dày. 

– Biến chứng về hô hấp: Khi acid trào ngược lên cổ họng, gây viêm thanh quản, trẻ ho kéo dài, khàn giọng. Nếu acid chảy xuống đường hô hấp, có thể gây viêm phổi, viêm phế quản và kích thích những cơn hen suyễn, co thắt đường thở ở trẻ vô cùng nguy hiểm.

– Biến chứng về răng miệng và tai-mũi-họng: Trẻ bị trào ngược dạ dày liên quan đến những bệnh viêm tai, viêm xoang, mòn răng, suy dinh dưỡng. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

3.2. Nên chăm sóc trẻ mắc trào ngược dạ dày như thế nào?

Nguy hiểm là thế nhưng nếu trẻ được chăm sóc và điều trị đúng cách thì bệnh tình sẽ được cải thiện nhanh chóng, Một số cách chăm sóc trẻ mà mẹ cần phải ghi nhớ như:

  • Cho trẻ bú với số lượng nhỏ và tăng tần suất bú: Khi bạn cho bé bú quá nhiều, vượt khỏi dung tích dạ dày của bé thì rất dễ bị trào ngược. Nên chia nhỏ số lần bú trong ngày để trẻ vừa được bú đủ vừa không bị no dẫn đến nôn, trớ.
  • Tránh đè ép lên vùng bụng của trẻ: Dạ dày trẻ khi bị chèn ép khiến thức ăn dễ thoát ra khỏi cơ thắt thực quản gây trào ngược. 
  • Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng sau bú 30 phút: Sau khi cho trẻ bú xong không nên ẵm ngửa hoặc đặt bé nằm ngay vì khi đó dạ dày ở tư thế nằm ngang. Tư thế này làm thức ăn trong dạ dày dễ trào ngược lên thực quản gây nôn trớ.
  • Tư thế đúng lúc ngủ: Những trẻ bị trào ngược không được nằm sấp bởi rất dễ đột tử. Bạn nên cho bé nằm ngửa, kê cao gối ngủ hơn một chút.

Trẻ bị trào ngược cần được chăm sóc đúng cách 

3.3. Khi nào bạn nên đưa bé đến bệnh viện

Trong trường hợp trẻ có các triệu chứng nôn nhiều, quấy khóc, không chịu bú và bỏ bữa… cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và chữa trị ngay. Và đặc biệt không được tự ý dùng thuốc trào ngược hay bài thuốc đông y trị trào ngược cho trẻ nhỏ. Tránh để bệnh tiến triển nặng hơn, gây khó khăn trong việc điều trị bệnh của trẻ.

Trên đây là những thông tin bổ ích giúp các bạn biết được nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ và biện pháp chăm sóc trẻ hiệu quả tại nhà. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về trào ngược dạ dày ở trẻ, các bạn có thể liên hệ đến số hotline 0386.673.836 hoặc truy cập website tại đây.