5 Nguyên nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản phổ biến ai cũng có thể mắc phải

quantrigmc2022 |
13/04/2022

5 nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản mà đa số người bệnh mắc phải. Bạn cần lưu ý ngay.

Khi bị trào ngược dạ dày, axit và dịch trong dạ dày sẽ liên tục trào ngược lên miệng qua thực quản. Tình trạng này khiến bạn bị ợ chua, ợ hơi, ợ nóng, kèm theo khó tiêu, khó nuốt và các vấn đề bất tiện khác. Vậy đâu là nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé.

5 Nguyên nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản

1. Nguyên nhân tại dạ dày

Nguyên nhân tại dạ dày là nguyên nhân gây trào ngược mà nhiều người hay gặp phải, thường là do biến chứng một số bệnh tại dạ dày như nhiễm HP, loét dạ dày,… Biểu hiện đi kèm hay gặp là chứng ợ nóng, ợ chua hoặc nóng rát vùng thượng vị.

Ngoài ra, dạ dày co bóp kém khiến thức ăn không thể chuyển hết xuống ruột, gây tình trạng tồn đọng thức ăn trong dạ dày. Tình trạng này kéo dài gây áp lực khiến cơ vòng thực quản mở ra, từ đó thức ăn và dịch tiêu hóa sẽ trào ngược lên thực quản.

Loét dạ dày là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

2. Nguyên nhân do sinh hoạt không điều độ

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày kéo dài là do chế độ sinh hoạt không khoa học, cụ thể:

  • Căng thẳng, stress kéo dài

Căng thẳng kéo dài làm kích thích các nơron thần kinh sản xuất ra cortisol. Khi hormon này được sản xuất ra quá nhiều sẽ làm ức chế cơ chế bảo vệ của dạ dày, làm tăng bài tiết pepsin và acid HCl, khiến lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Bên cạnh đó, căng thẳng kéo dài cũng khiến chức năng co thắt tại thực quản bị suy giảm, dẫn đến dịch vị trào ngược lên.

  • Thiếu ngủ, giờ giấc ngủ bị đảo lộn

Ngủ là điều thiết yếu đối với mỗi cá thể sống, thời gian ngủ chính là lúc cơ thể cũng như hệ tiêu hóa nghỉ ngơi, thư giãn. Khi thiếu ngủ, hệ tiêu hóa không được nghỉ ngơi đủ, làm giảm khả năng co bóp và tăng tiết acid hơn bình thường. Đây chính là nguyên nhân bị trào ngược dạ dày.

Ngủ không đủ giấc cũng là nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản

3. Nguyên nhân do chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống hàng ngày không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản, ví dụ như:

  • Một số đồ uống có chứa cafein, bạc hà,… có thể khiến cơ thực quản giãn ra, gây trào ngược.
  • Thực phẩm hoặc đồ uống có hàm lượng axit cao, chẳng hạn như cam và chanh,… cũng như thực phẩm có hương vị mạnh có thể dẫn đến kích ứng và là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.
  • Thực phẩm giàu chất béo kết hợp với axit trong dạ dày có thể gây ra chứng đầy hơi, khó chịu và ợ chua.
  • Hút thuốc lá không chỉ tác động xấu vào hệ thần kinh mà còn gây hại các tế bào ở niêm mạc đường tiêu hóa. Đặc biệt là thành phần Nicotin trong thuốc lá, chất này có thể làm giãn cơ vòng thực quản khi vào cơ thể, khiến dịch dạ dày trào ngược lên trên.
  • Sử dụng quá nhiều rượu, bia có thể gây mòn lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày và tổn thương các tế bào ở niêm mạc tại đây.

Rượu bia là một trong nhiều nguyên nhân phổ biến gây trào ngược dạ dày

4. Do lạm dụng thuốc tây

Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ trào ngược axit, mặc dù tác dụng phụ của thuốc rất khác nhau ở mỗi người. Một số thuốc có thể làm tăng tiết axit dạ dày hoặc có thể làm giảm dung tích van phân cách ống thực quản và dạ dày.

5. Nguyên nhân bệnh lý ngoài dạ dày

Một số bệnh lý ngoài dạ dày có thể là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản như:

  • Suy cơ thắt dưới thực quản: Dẫn đến việc thực quản không thể nén axit trào ngược trở lại dạ dày. Điều này dẫn đến axit dạ dày bị mắc kẹt trong thực quản lâu hơn bình thường.
  • Thoát vị cơ hoành: Làm cho một phần dạ dày di chuyển lên trên cơ hoành, khiến cho cơ thắt dưới thực quản không nằm ngang với cơ hoành nên dễ xảy ra trào ngược.

Biện pháp phòng và điều trị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản tuy không quá nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu không được điều trị và phòng ngừa kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Dưới đây là 3 biện pháp phòng ngừa và điều trị trào ngược dạ dày thực quản mà bệnh nhân nên áp dụng:

1. Thay đổi chế độ ăn

Thay đổi chế độ ăn giúp giảm nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản:

  • Tránh xa các loại thực phẩm có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới, bao gồm sô cô la, bạc hà, thực phẩm béo, caffeine và đồ uống có cồn.
  • Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản bị tổn thương chẳng hạn như trái cây và nước trái cây họ cam quýt, các sản phẩm cà chua và hạt tiêu.
  • Ăn thành các bữa nhỏ: Có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của trào ngược. Nên ăn trước khi đi ngủ ít nhất 2 – 3 giờ để axit trong dạ dày giảm xuống, giúp dạ dày được trống rỗng một phần.
  • Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn: Giúp giảm nguy cơ trào ngược hiệu quả.

Không nên sử dụng cafe khi bị trào ngược dạ dày thực quản

2. Thay đổi chế độ sinh hoạt

Thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng góp phần cải thiện các triệu chứng của trào ngược:

  • Nâng cao đầu khi nằm: Giúp giảm áp lực lên dạ dày, từ đó làm giảm sự trào ngược của các chất trong dạ dày vào thực quản. 
  • Giữ cân nặng hợp lý: Thừa cân thường làm trầm trọng thêm các triệu chứng. 
  • Mặc quần áo rộng: Quần áo ép eo gây áp lực lên bụng và phần dưới của thực quản, đây là nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản hay gặp ở một số phụ nữ.

3. Sử dụng sản phẩm Gamucid điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày

Hỗn dịch Gamucid với cơ chế 4 tác động toàn diện, vừa giúp tạo lớp màng ngăn chặn trào ngược, vừa trung hòa acid dịch vị. Ngoài ra, nhờ có thêm hoạt chất Mucopolysaccharides HMW, Gamucid còn giúp tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm tình trạng khó tiêu và bảo vệ niêm mạc dạ dày, thực quản tổn thương.

Hỗn dịch Gamucid điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày

Hơn nữa, Gamucid đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng trong điều trị bệnh, đặc biệt giảm nhanh triệu chứng ợ nóng và khó tiêu chỉ sau 5 phút sử dụng. Sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên (tảo biển, lá oliu, xương rồng Địa Trung Hải), hoàn toàn không chứa gluten và lactose tự nhiên nên an toàn cho người sử dụng.

Hy vọng qua những thông tin hữu ích trên các bạn đã hiểu rõ các nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh nên thay đổi lối sống và chế độ ăn, kết hợp sử dụng hỗn dịch Gamucid để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất. 

Để biết thêm thông tin về hỗn dịch Gamucid, độc giả vui lòng liên hệ hotline 0386.673.836 hoặc truy cập website tại đây.