6 Triệu chứng bệnh trào ngược bao tử điển hình nhất và cách chữa trị

quantrigmc2022 |
01/04/2022

Tổng hợp những triệu chứng trào ngược bao tử và cách ngăn chặn triệu chứng trào ngược. Tìm hiểu trong bài viết này.

Trào ngược bao tử là bệnh khá phổ biến và rất nhiều người mắc phải. Tuy nhiên vẫn có nhiều người nhầm lẫn triệu chứng trào ngược bao tử với triệu chứng của các bệnh lý khác. Điều này khiến người bệnh có thể điều trị sai cách làm bệnh tình trở nặng hơn. Dưới đây là 6 triệu chứng điển hình và cách chữa trị mà bạn không thể bỏ qua. 

Triệu chứng bệnh trào ngược bao tử

Trào ngược bao tử là tình trạng acid dạ dày bị rò rỉ vào trào lên phía trên thực quản. Từ đó gây ra nhiều triệu chứng tại bao tử và cả ngoài bao tử.

1. Triệu chứng ở bao tử 

Có ba triệu chứng phổ biến thường gặp ở bao tử như: 

1.1. Trào ngược gây đau bụng:

Trào ngược bao tử gây đau bụng do acid tiếp xúc với niêm mạc thực quản. Niêm mạc thực quản bị kích thích và tổn thương. Từ đó gây nên cảm giác đau rát, đặc biệt là vùng thượng vị. Khi bị đau bụng do trào ngược, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng kèm theo như ợ nóng, ợ chua, tức ngực, đầy bụng…

Trào ngược bao tử gây đau bụng âm ỉ vùng trên rốn

Bên cạnh đó, bạn có thể gặp tình trạng đau âm ỉ vùng trên rốn, dưới xương ức hoặc đau quặn từng cơn. Khi có những dấu hiệu này, bạn cần đặc biệt lưu ý do chúng đang cảnh báo tình trạng trào ngược của bạn đang trở nặng.

1.2. Trào ngược gây buồn nôn, nôn

Trào ngược bao tử không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến trở nặng. Trào ngược lúc đầu chỉ có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, sau đó kích thích bạn cảm thấy buồn nôn hay nôn. Triệu chứng này thường xuất hiện sau bữa ăn hoặc khi đánh răng buổi sáng.

1.3. Triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Thông thường khí hơi sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn được đào thải qua đường hậu môn. Tuy nhiên khi bị trào ngược bao tử, khí hơi có thể thoát qua cơ thắt thực quản gây hiện tượng ợ hơi. Triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với sinh lý bình thường như ợ hơi sau khi ăn quá no, uống những đồ có gas, bia, rượu…

Acid dạ dày và dịch mật trào ngược lên thực quản gây ợ hơi, ợ chua, ợ nóng

Triệu chứng trào ngược bao tử gây ợ chua, ợ nóng có nguyên nhân thường là do acid và dịch mật trong bao tử trào ngược lên thực quản. Hơi từ bao tử thoát ra miệng chứa acid gây cảm giác chua ở cuống họng. Ngoài ra, khi dịch vị tiêu hóa tiếp xúc với niêm mạc thực quản tạo cảm giác nóng rát từ dạ dày lên cổ họng.

2. Triệu chứng ngoài bao tử

Bên cạnh các triệu chứng tại bao tử, còn có một số triệu chứng ngoài bao tử phổ biến như:

2.1. Triệu chứng ở thực quản

Trào ngược acid lên thực quản là nguyên nhân gây đau tức ngực, cảm giác chèn ép, thắt lại vùng xương ức, lan ra sau lưng và cánh tay, Nguyên nhân là do acid và dịch vị trào ngược lên kích thích thần kinh trên niêm mạc thực quản, gây cảm giác đau rát. 

Triệu chứng này thường xảy ra sau ăn 30 phút. Kèm theo đó là hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, cơn nóng rát vùng ngực tăng lên khi cúi hoặc nằm xuống.

2.2. Triệu chứng ở đường hô hấp

Theo thống kê, có khoảng 25-40% trường hợp mắc trào ngược dạ dày có các triệu chứng ở đường hô hấp như ho, hen, viêm họng mãn tính. Cơn ho thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc khi acid trào ngược lên trên thực quản, chảy vào đường hô hấp. Từ đó gây kích thích thanh quản, cổ họng.

Trào ngược acid lên đường hô hấp khiến người bệnh bị ho hen, viêm họng mãn tính

Trào ngược acid lên thực quản lâu ngày khiến tổn thương niêm mạc đường hô hấp, gây ho, khó thở kéo dài. Cổ họng và phổi tiếp xúc nhiều với acid dần trở nên nhạy cảm, dễ bị kích thích hen suyễn khi hít phải bụi, phấn hoa. 

Hơn nữa, để ngăn chặn acid tấn công vào đường hô hấp, phản ứng thần kinh sẽ làm co thắt đường thở. Điều này có thể ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp bình thường, gây ra các triệu chứng hen suyễn như khó thở, thở gấp.

2.3. Triệu chứng ở khoang miệng

Acid và dịch mật trào ngược lên cổ họng khiến nước bọt tiết nhiều hơn để trung hòa acid. Đây là triệu chứng khá phổ biến, người bệnh luôn cảm thấy khó chịu vì nuốt nước bọt nhiều lần. Không chỉ vậy, dịch mật trào lên gây cảm giác đắng miệng, chán ăn và sụt cân. Ngoài ra, khí hơi trong đường tiêu hóa thoát ra miệng, làm hơi thở có mùi hôi, khó chịu.

Cách chữa bệnh trào ngược bao tử

Các triệu chứng do bệnh trào ngược bao tử gây ra thường gây khó chịu nhiều cho người bệnh. Do đó, để loại bỏ chúng, bạn có thể áp dụng các biện pháp dưới đây: 

1. Dùng Gamucid chữa trào ngược bao tử

Phương pháp đầu tiên là sử dụng hỗn dịch uống điều trị trào ngược bao tử Gamucid. Đây là sản phẩm đến từ hãng dược phẩm OFI lâu đời tại Italia. Với 3 thành phần chính: Natri Alginate giúp ngăn chặn trào ngược, Muối trung hòa acid, Dịch chiết từ cây xương rồng và oliu Mucopolysaccharides HMW giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc bao tử, thực quản. 

Gamucid – Giải pháp hữu hiệu, điều trị chứng trào ngược bao tử

Đặc biệt, sản phẩm Gamucid đã được nghiên cứu lâm sàng, đem lại hiệu quả giảm nhanh các triệu chứng trào ngược chỉ sau 5 phút. Nhờ đó, sản phẩm này là lựa chọn đầu tiên được nhiều chuyên gia và bác sĩ tiêu hóa khuyên dùng. 

Với hương vị thơm ngon mùi kẹo socola, không còn mùi kim loại, người bệnh dễ dàng tuân thủ điều trị hơn so với các dạng muối nhôm trung hòa acid khác. Hiện nay sản phẩm có mặt tại Việt Nam và phân phối độc quyền bởi công ty Dược Phương Minh.

2. Sử dụng thuốc Tây

Bên cạnh đó, khi bị trào ngược acid, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc Tây để điều trị triệu chứng do trào ngược gây ra. Tuy nhiên, việc dùng thuốc nên tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ. Ngoài ra, cần thực hiện cân đối công việc và tham gia một số hoạt động nghỉ ngơi, giảm căng thẳng, lo âu

3. Thay đổi sinh hoạt

Có thể nói, thói quen sinh hoạt không lành mạnh là một trong những nguyên nhân chính gây trào ngược bao tử. Người bị bệnh trào ngược nên đi ngủ sớm, không bỏ bữa bởi đây là những hành động gây tăng tiết acid. 

Ngoài ra, sau khi ăn xong không nên nằm ngay. Tư thế này làm xẹp bao tử, đẩy thức ăn và dịch tiêu hóa khỏi cơ thắt thực quản gây trào ngược, khó tiêu, đầy bụng. Người trào ngược chỉ nên nằm sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Trào ngược bao tử nên nằm nghiêng bên trái

Các chuyên gia tiêu hóa cũng khuyên bệnh nhân trào ngược nên ngủ gối cao đầu, nằm nghiêng sang bên trái. Tư thế này giúp dạ dày nằm thấp hơn thực quản, hạn chế khả năng acid hay thức ăn trào ngược lên trên.

Nhìn chung những triệu chứng trào ngược bao tử khá dễ nhận biết. Hy vọng những chia sẻ hữu ích trên sẽ giúp bạn nắm rõ bệnh tình cũng như các phương pháp điều trị đơn giản nhưng hiệu quả. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh, các bạn vui lòng liên hệ với số hotline 0386.673.836 hoặc truy cập website tại đây để được tư vấn và giải đáp.