Trào ngược ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách chữa cho từng độ tuổi

quantrigmc2022 |
30/03/2022

Theo thống kê, ⅔ trẻ em bị trào ngược dạ dày thực quản. Mức độ nguy hiểm của bệnh ở trẻ em có nghiêm trọng như người lớn? Đọc bài viết dưới đây để làm rõ nhé.

Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ bắt gặp ở người lớn, mà còn xuất hiện ở trẻ nhỏ với tỷ lệ không nhỏ. Vậy, trào ngược ở trẻ em có nguy hiểm hay không? Khi nào thì nên cho trẻ đi khám bác sĩ? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Trào ngược ở trẻ em có nguy hiểm không?

Thông thường, trào ngược dạ dày ở trẻ là tình trạng sinh lý bình thường, do cơ quan tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện hoặc những sai lầm trong sinh hoạt của trẻ. Vì vậy, tình trạng này thường không gây nguy hiểm và sẽ dần hết sau khi trẻ lớn hơn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thấy trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn hoặc có những biểu hiện bất thường kéo dài, cha mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời. 

Để nhận biết và phân biệt được các dấu hiệu của trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý, cha mẹ cần lưu ý một số điểm khác biệt sau:

Trào ngược sinh lý Trào ngược bệnh lý
Độ tuổi Trẻ dưới 6 tháng tuổi Trẻ trên 1 tuổi
Triệu chứng Trẻ hay bị ọc sữa, trớ sữa, tuy nhiên trẻ vẫn sinh hoạt bình thường và lên cân đều đặn, không có dấu hiệu khò khè, khó thở,… Trẻ hay bị nôn trớ, biếng ăn, suy dinh dưỡng, đi ngủ thở khò khè, hay quấy khóc
Nguyên nhân Mẹ cho bú không đúng cách, cho trẻ nằm ngay sau khi ăn, lạm dụng ti giả, cho trẻ bú quá no,… Thoát vị cơ hoành, sa dạ dày, hở van tâm vị bẩm sinh,…

Trẻ hay bị ọc sữa có thể là dấu hiệu trào ngược sinh lý

2. Trào ngược ở trẻ em kéo dài bao lâu?

Khi trẻ dần lớn (khoảng 7 – 8 tháng tuổi), dạ dày của trẻ dần xoay hướng thẳng đứng như người lớn, khả năng giữ thức ăn cũng tốt hơn nên trẻ sẽ ít bị trào ngược đi. Lúc này, trẻ đã biết ngồi và cũng ăn nhiều thức ăn rắn hơn (khó bị trào ngược hơn thức ăn lỏng). Chậm nhất là đến khi trẻ được 1 tuổi thì tình trạng này sẽ hết.

3. Biến chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em?

Em bé bị trào ngược dạ dày nếu không được chăm sóc đúng cách có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:

3.1. Biến chứng hô hấp 

Dịch acid trào ngược lên thực quản có thể lẫn vào đường thở, khiến trẻ hít phải hơi acid. Hệ hô hấp của trẻ bị kích ứng gây viêm phổi, hen suyễn. Đồng thời, dây thanh quản dày lên khiến trẻ bị khàn giọng, khó thở, ho kéo dài.

Trẻ thở khò khè như có đờm

3.2. Biến chứng tiêu hóa

Thực quản của trẻ bị viêm với nhiều mức độ khác nhau, có thể xuất hiện những vết loét, gây đau và khiến trẻ khó nuốt. Tổn thương thực quản nhiều có thể gây thiếu máu nhẹ, mãn tính và hẹp thực quản.

3.3. Biến chứng răng miệng

Trẻ bị trào ngược lâu ngày có thể bị mòn răng, biếng ăn, kém hấp thu dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển. 

4. Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em

Nếu trẻ bị trào ngược sinh lý thì những biện pháp dưới đây sẽ giúp ích cho bé giảm thiểu tình trạng này. Còn nếu trẻ vẫn không thuyên giảm các triệu chứng thì mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để được kê đơn và sử dụng thuốc điều trị.

4.1. Đối với trẻ nhỏ

Bắt đầu bằng việc thay đổi chế độ ăn. Bạn hãy chia nhỏ lượng sữa cho trẻ bú mỗi lần và chú ý thời gian giữa các bữa ăn không được quá sát nhau. Mẹ có thể pha thêm một chút bột gạo hoặc bột ngũ cốc vào sữa để sữa đặc hơn và cũng khó bị trào ngược hơn. Mẹ nên nhớ chọn núm bình ti có kích thước to hơn để dòng sữa không bị tắc.

Sau khi bú thì giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút (không để trẻ ngồi vì với trẻ nhỏ, tư thế ngồi sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày). Khi ngủ, mẹ nên kê gối cho đầu bé cao hơn khoảng 30 độ so với người, tránh gối quá cao làm gập cổ trẻ.

4.2. Đối với trẻ lớn

Trẻ lớn đã dần chuyển sang thức ăn rắn, không còn uống nhiều sữa như trẻ nhỏ. Để giảm trào ngược, cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn những đồ chua, cay, nóng như hạt tiêu, nước cà chua, nước cam, đồ chiên xào nhiều chất béo, kẹo socola,… và các loại đồ uống như nước có ga, bạc hà,… Đồng thời nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, tránh những đồ bó chật, đặc biệt là vụng bụng vì sẽ khiến trẻ càng khó chịu.

Hạn chế cho trẻ uống nước có gas

5. Sử dụng Gamucid điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Khi điều trị bất cứ bệnh nào ở trẻ nhỏ, những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược tự nhiên luôn được ưu tiên sử dụng bởi tính an toàn cao. Hai thành phần chính của Gamucid là Natri alginate và Mucopolysaccharides HMW có nguồn gốc chiết xuất thảo dược. Trong đó:

  • Natri alginate chiết xuất từ tảo biển tươi, có tác dụng tạo một lớp bè “nổi”, hoạt động như một màng chắn vật lý để ngăn chặn sự trào ngược acid dạ dày lên thực quản.
  • Mucopolysaccharides HMW là sự kết hợp độc đáo giữa polysaccharides từ xương rồng và lá oliu Địa Trung Hải. Hoạt chất tạo lớp màng sinh học bao phủ lên lớp niêm mạc dạ dày, thực quản, giúp ngăn chặn các tác động xấu của acid. Đồng thời tạo khoảng trống cho các tổn thương tự phục hồi.

Gamucid còn chứa các antacid như kali bicarbonate, calcium carbonate và natri bicarbonate, giúp trung hòa acid dạ dày nhanh chóng.

Gamucid thích hợp sử dụng cho trẻ trên 12 tuổi và người lớn

Gamucid được nghiên cứu lâm sàng chứng minh đem lại hiệu quả toàn diện và nhanh chóng trong điều trị trào ngược dạ dày, giảm triệu chứng ợ hơi và nóng rát chỉ sau 5 phút sử dụng. Sản phẩm có thể dùng cho trẻ trên 12 tuổi và người lớn, hương vị thơm ngon, dạng đóng gói tiện dụng. Hơn nữa, hỗn dịch Gamucid còn hạn chế tác dụng phụ táo bón và tiêu chảy so với một số muối nhôm, magie trung hòa acid dạ dày thường gặp.

Trên đây là bài viết về trào ngược ở trẻ em. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thực về tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ và có thể áp dụng để chăm sóc trẻ tốt hơn.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trào ngược ở trẻ em hoặc hỗn dịch Gamucid, độc giả vui lòng liên hệ đến số hotline 038.667.3836 hoặc truy cập tại đây để được tư vấn và giải đáp.