5 dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai – Tư vấn nguyên nhân, cách điều trị

quantrigmc2022 |
04/04/2022

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh rất phổ biến và gặp ở rất nhiều người kể cả khi đang mang thai. Vậy dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai là như thế nào?

Các dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai rất dễ bị bỏ qua. Do đó, mẹ bầu cần phải nắm rõ những đặc điểm của bệnh lý này để kịp thời phát hiện và điều trị. Thông tin chi tiết về dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị chứng trào ngược này mẹ bầu có thể tìm hiểu trong bài viết sau. 

1. Nguyên nhân bà bầu mắc bệnh trào ngược dạ dày

Tình trạng trào ngược dạ dày ở bà bầu thường gây khá nhiều phiền toái, khó chịu. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Bà bầu mắc bệnh trào ngược dạ dày khá phổ biến hiện nay

1.1. Do thay đổi hoocmon

Thay đổi hoocmon sinh lý làm cơ thực quản giãn bao gồm cả cơ thắt thực quản dưới. Từ đó, tạo điều kiện cho acid dạ dày trào lên thực quản. Không chỉ vậy, hoocmon thay đổi còn làm cho dạ dày tiêu hóa thức ăn trở nên chậm hơn và dễ dẫn tới trào ngược hơn.

1.2. Do thai nhi phát triển lớn lên

Ngoài các nguyên nhân trên thì thai nhi phát triển cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng này. Khi thai nhi lớn lên sẽ làm tăng áp lực lên dạ dày. Từ đó dẫn tới dịch trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản.

2. Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ở phụ nữ có thai

Bên cạnh những nguyên nhân nêu trên, mẹ bầu cũng cần lưu ý về các dấu hiệu của tình trạng trào ngược dạ dày thực quản như:

2.1. Ợ chua, ợ nóng

Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận thấy nhất đó chính là chứng ợ chua, ợ nóng. Khi bị trào ngược dạ dày, thức ăn không được tiêu hóa kịp thời gây đầy hơi, chướng bụng. Từ đó tăng tình trạng ợ hơi, ợ chua hay nóng rát vùng thượng vị kéo dài đến cổ họng khi bị trào ngược. Ngoài ra, mẹ bầu còn có thể gặp các chứng khác 

Biểu hiện ợ chua, ợ nóng khá phổ biến khi bà bầu bị trào ngược dạ dày

2.2. Buồn nôn, ói mửa

Cơ thể bị căng thẳng hoặc bị kích thích thần kinh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho acid và thức ăn đẩy lên cổ họng, gây buồn nôn, ói mửa cho bà bầu. Hơn nữa, trong thời gian mang thai thì triệu chứng này cũng rất giống với tình trạng ốm nghén. Do đó, triệu chứng này rất dễ bị bỏ qua. 

2.3. Đau tức ngực

Dấu hiệu điển hình tiếp theo khi bị trào ngược dạ dày đó chính là triệu chứng đau tức ngực. Trào ngược dạ dày khiến các đầu mút ở thực quản phải chịu tác động mạnh từ axit dịch vị. Từ đó dẫn đến cảm giác đau tức ở vùng ngực.

2.4. Khàn tiếng, ho nhiều

Trong dịch tiêu hóa có chứa dịch vị dạ dày, enzyme pepsin. Khi trào ngược, chúng có thể tiếp xúc với dây thanh quản gây sưng, ngứa và khàn tiếng. Hơn nữa, khi acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản có thể tràn qua phổi. Theo cơ chế phản xạ, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng ho để ngăn không cho acid đi vào phổi. 

Khàn tiếng, ho nhiều 

2.5. Khó nuốt thức ăn

Dấu hiệu cuối cùng của trào ngược dạ dày ở mẹ bầu chính là triệu chứng khó nuốt thức ăn. Khi trào ngược, acid dạ dày sẽ đi lên thực quản gây sưng, viêm và phù nề lớp niêm mạc ở thực quản. Từ đó tạo ra những rào cản trong đường đi của thức ăn khiến cho bà bầu cảm thấy khó nuốt thức ăn.

3. Điều trị trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai

Hầu hết những triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản đều gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của phụ nữ mang thai. 

Tuy nhiên, đây lại là đối tượng đặc biệt, cần phải thận trọng trong việc điều trị để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ bầu và thai nhi. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả mà mẹ bầu có thể áp dụng.

3.1. Chế độ ăn

Biện pháp đầu tiên dễ thực hiện nhất và rất an toàn cho thai nhi đó chính là chế độ ăn. Một chế độ ăn khoa học sẽ giúp mẹ và bé cải thiện bệnh nhanh chóng, đồng thời đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Đặc biệt, nên ăn nhiều rau xanh, ăn sữa chua hoặc uống một ly trà gừng khi bị trào ngược dạ dày.

Chế độ ăn khoa học giúp điều trị trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai

Bên cạnh đó, mẹ bầu không nên ăn quá no trong cùng một lúc mà hãy nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Ngoài ra, hạn chế tối đa các loại thực phẩm chiên, rán, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn cay nóng, giàu chất béo hay các loại trái cây giàu vitamin C và thực phẩm tăng nguy cơ ợ nóng. 

3.2. Chế độ sinh hoạt

Ngoài chú ý thay đổi ăn uống thì muốn điều trị trào ngược dạ dày ở bầu thì nên điều chỉnh cả chế độ sinh hoạt. Không nên nằm ngay sau khi ăn no xong, chỉ nằm sau khi ăn 2 giờ, nằm cao đầu hoặc đặt gối dưới vai để ngăn chặn acid dạ dày trào ngược.

Chế độ sinh hoạt giúp điều trị trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai

Mẹ bầu nên mặc đồ rộng, thoải mái, không nên mặc đồ bó sát quá chật. Hơn nữa khi ăn nên ăn chậm nhai kỹ và đi bộ nhẹ nhàng để tiêu hóa tốt hơn. Và đặc biệt, không nên ăn khuya, ăn vặt đêm và cũng không nên để bụng quá đói mới ăn.

3.3. Sử dụng thuốc

Ngoài các biện pháp điều trị trên thì cũng có thể sử dụng các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày dành cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu nên đến thăm khám bác sĩ để được chỉ định thuốc phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các thuốc điều trị trào ngược dạ dày để tránh gặp những tác dụng phụ không mong muốn.

Những dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai rất dễ bị nhầm lẫn với tình trạng ốm nghén. Do đó, bệnh rất dễ tiến triển nặng hơn khi không được điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, việc điều trị cũng cần phải đặc biệt cẩn trọng do đây là một đối tượng đặc biệt. Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline 038.667.3836 hoặc truy cập website tại đây.