5 biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ em dễ nhận biết và cách điều trị

quantrigmc2022 |
01/04/2022

5 biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ em mà bố mẹ dễ nhận biết nhất và cách điều hiệu quả. Tìm hiểu trong bài viết sau.

Trẻ nhỏ thường gặp tình trạng trào ngược dạ dày thực quản mà bố mẹ không nhận ra, bởi các triệu chứng bệnh thường bị nhầm lẫn sang các bệnh lý hô hấp hoặc dạ dày khác. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê 5 biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ em dễ nhận biết nhất và các giải pháp để khắc phục tình trạng này.

1. Dấu hiệu trẻ em mắc trào ngược dạ dày

5 biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ em

Tình trạng thức ăn trào ngược lên thực quản được gọi là trào ngược dạ dày, thường gặp trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và thậm chí người lớn. Dưới đây là 5 biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ mà bố mẹ dễ nhận biết nhất:

  • Trẻ nôn ói thường xuyên: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ nôn ói sau bữa ăn do dạ dày chưa hoàn thiện. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên với tần suất nhiều thì đây là một biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc cả ngày và đêm: Biểu hiện thứ hai của trào ngược dạ dày ở trẻ là tình trạng quấy khóc cả ngày lẫn đêm. Hiện tường này xuất hiện do bé khó chịu khi đường tiêu hóa bất thường.
  • Chậm tăng cân có thể có suy dinh dưỡng: Khi mắc trào ngược dạ dày thực quản, trẻ thường khó hấp thu các chất dinh dưỡng hơn do liên tục đẩy thức ăn ra ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ chậm tăng cân, nghiêm trọng hơn có thể gây suy dinh dưỡng thấp còi.
  • Đau xương ức, ợ nóng: Đây là biểu hiện bé bị trào ngược thực quản, nguyên nhân do sự co thắt của dạ dày khi nôn trớ tác động lên các cơ vùng gần xương ức khiến trẻ bị đau. Bên cạnh đó, trẻ hay bị ợ nóng sau mỗi bữa ăn.
  • Biến chứng đường hô hấp: Một số biến chứng đường hô hấp do trào ngược dạ dày ở trẻ là ho, khó thở và hen suyễn. Do acid dịch dạ dày trào ngược lên thực quản, làm tổn thương các niêm mạc phổi, dễ nhiễm các loại bụi hay vi khuẩn.

2. Trào ngược dạ dày ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày ở trẻ hoàn toàn không nguy hiểm nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến dinh dưỡng, thể trạng và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. 

Các biểu hiện của trào ngược dạ dày ở trẻ em nêu trên sẽ cải thiện dần khi trẻ lớn lên. Trong hầu hết trường hợp, tới khoảng 7 – 8 tháng tuổi, tình trạng trào ngược ở trẻ nhỏ sẽ giảm dần, thậm chí là biến mất hoàn toàn.

Trào ngược dạ dày khiến trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng

3. Cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em

Khi nhận thấy các biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ em, cha mẹ không nên chủ quan, cần lập tức khắc phục tình trạng này cho con nhỏ. Để điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ hiệu quả, cha mẹ cần chú ý đến độ tuổi của trẻ để áp dụng biện pháp phù hợp. 

3.1. Đối với trẻ mới sinh

  • Cho bú số lượng nhỏ

Khi trẻ bú quá mức, vượt quá dung tích dạ dày sẽ gây ra hiện tượng trào ngược. Vậy nên, nếu trẻ vẫn tăng cân tốt, các mẹ có thể giảm số lượng sữa mỗi lần bú (khoảng 30ml so với thông thường) và cách nhau ít nhất 2 tiếng để dạ dày đủ trống.

Chú ý: Không áp dụng cho trẻ chậm lớn hay kém ăn.

  • Tránh đè ép lên vùng bụng của trẻ

Vì dạ dày của trẻ sơ sinh còn yếu, việc chèn ép lên vùng bụng sẽ khiến trẻ dễ nôn trớ hay ợ chua ợ hơi. Bố mẹ nên tránh đè ép quá mạnh lên bụng của trẻ sau mỗi lần ăn no, nên xoa nhẹ bụng để trẻ dễ tiêu hóa. 

  • Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng sau bú 30 phút

Trẻ trào ngược là do nằm quá nhiều khiến thức ăn dễ dàng bị đẩy lên thực quản và miệng. Để tránh tình trạng này, bố mẹ nên giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng ít nhất 30 phút sau khi bú để sữa có thể dễ dàng tiêu hóa và đi xuống vùng ruột non.

Giữ trẻ ở tư thế đứng thẳng để tránh trào ngược

3.2. Đối với trẻ lớn

  • Thay đổi chế độ ăn dặm, ăn thức ăn

Trẻ lớn thường được bố mẹ cho ăn dặm từ sớm, chế độ ăn quá nhiều protein hay chất béo sẽ khiến trẻ khó tiêu và dễ nôn trớ. Ngoài ra, việc ăn quá nhiều trong bữa cũng khiến trẻ dễ mắc trào ngược, nên chia nhỏ khẩu phần của ngày thành nhiều bữa trong ngày cho trẻ.

  • Thay đổi chế độ sinh hoạt

Một số trẻ sau khi ăn xong sẽ được cho đi ngủ ngay lập tức hoặc hoạt động quá mạnh. Điều này khiến trẻ dễ nôn trớ và trào ngược dạ dày. Trẻ nên ngồi nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau ăn hoặc đi bộ nhẹ nhàng để dễ tiêu hóa.

  • Điều chỉnh tư thế ngủ

Khi ngủ trẻ thường có xu hướng nằm sấp hoặc nghiêng phải, điều này rất dễ gây trào ngược. Bố mẹ nên để trẻ nằm ngửa và đầu cao hơn bụng để không cho thức ăn di chuyển lên phía thực quản.

Điều chỉnh tư thế ngủ cho trẻ để tránh trào ngược dạ dày

4. Khi nào thì cho cho trẻ mắc trào ngược dạ dày đến khám bác sĩ

Một số trường hợp trào ngược dạ dày nặng hơn cần đưa đến khám bác sĩ:

  • Trẻ chuyển từ trớ sữa sàng nôn ói thường xuyên.
  • Trẻ không cải thiện tình trạng trào ngược sau khi đã áp dụng các phương pháp kể trên.
  • Trẻ chậm tăng cân, chán ăn, kém hấp thu.
  • Bố mẹ lo lắng vì các vấn đề khác.

Trên đây là bài viết về 5 biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ em dễ nhận biết nhất và các cách hỗ trợ điều trị đối với từng trẻ. Khi cha mẹ thấy có các biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần chủ động chăm sóc trẻ đúng cách.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc nào liên quan đến biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ em, độc giả vui lòng liên hệ hotline 038.667.3836 hoặc truy cập website tại đây.