5 Biến chứng trào ngược dạ dày thực quản phổ biến nhất

quantrigmc2022 |
13/04/2022

Những biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày thực quản người bệnh nhất định phải biết để phòng tránh kịp thời. Tìm hiểu ngay.

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh phổ biến trong đời sống hiện đại, dễ tái phát và thường nhầm lẫn sang bệnh lý hô hấp hoặc tiêu hóa khác. Do đó, người bệnh thường chủ quan, không điều trị kịp thời và dứt điểm, dẫn tới những hệ quả khôn lường. Bài viết sau sẽ chỉ ra 5 biến chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp nhất. 

——–

  • Biến chứng trào ngược dạ dày thực quản phổ biến nhất

Trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp ở mọi đối tượng, từ trẻ sơ sinh đến người lớn. Triệu chứng của bệnh không nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng trầm trọng. Điển hình phải kể đến 5 biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày sau đây:

1.1. Viêm thực quản

Viêm thực quản là biến chứng bắt gặp ở 50% bệnh nhân, xảy ra khi enzyme tiêu hóa và dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản, khiến lớp niêm mạc thực quản bị tổn thương, gây viêm. Triệu chứng điển hình của viêm thực quản bao gồm ợ chua, khó nuốt, đau khi nuốt và buồn nôn. 

Để tình trạng bệnh nhanh chóng cải thiện, cần phối hợp điều trị triệu chứng viêm thực quản và điều trị nguyên nhân trào ngược acid dạ dày. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị cụ thể, thường kết hợp thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học và dùng thuốc kháng acid. 

Biến chứng viêm thực quản thường gặp ở người lớn hơn là trẻ em, đặc biệt bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản bị thừa cân, béo phì, có tiền sử suy giảm miễn dịch, nghiện rượu bia, hút thuốc lá…

Viêm thực quản là biến chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp

1.2. Hẹp thực quản

Viêm thực quản do trào ngược dạ dày thực quản không được điều trị kịp thời, tái đi tái lại làm thực quản tổn thương không phục hồi, tạo nên các mô sẹo và dẫn tới hẹp thực quản. Biểu hiện thường gặp gồm khó nuốt, nuốt nghẹn, nôn, đau sau xương ức.

Trường hợp hẹp thực quản lành tính, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc như nong thực quản và đặt stent thực quản, kết hợp điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý. Với bệnh nhân bị trào ngược ngược nặng, cần dùng thêm các thuốc kháng acid, thuốc giảm tiết acid dạ dày và thuốc điều hòa sự co thắt ống thực quản.

1.3. Thực quản Barrett

Barrett thực quản là biến chứng bắt gặp ở 8 – 15% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Đây là hiện tượng chuyển sản khi lớp biểu mô trụ thay thế lớp biểu mô vảy của thực quản để thích nghi với acid dạ dày. Barrett thực quản có nguy cơ cao phát triển thành ung thư thực quản nếu không được điều trị sớm.

Người bệnh thường có cảm giác khó nuốt khi ăn, hay bị ợ nóng, đau ngực. Biến chứng barrett thực quản hay gặp ở bệnh nhân trào ngược dạ dày lớn tuổi, nam giới nhiều hơn nữ giới. Việc điều trị bệnh phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng bất thường của tế bào tại thực quản và tình trạng sức khỏe cụ thể của người bệnh.

1.4. Ung thư biểu mô tuyến thực quản

Ung thư biểu mô tuyến thực quản là bệnh lý đường tiêu hóa ác tính nguy hiểm, bắt đầu trong các mô tuyến ở phần dưới của thực quản, nguyên nhân chủ yếu do trào ngược dạ dày thực quản. Giai đoạn sớm, bệnh không có triệu chứng cụ thể, tới khi tế bào ung thư tiến triển, người bệnh sẽ gặp những biểu hiện như nuốt nghẹn, nôn, tăng tiết nước bọt và sụt cân.

Ung thư biểu mô tuyến thực quản xảy ra ở nam cao gấp 3 – 4 lần ở nữ. Điều trị bệnh phụ thuộc vào vị trí, kích thước, sự di căn của khối u và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Quan trọng nhất là điều trị dinh dưỡng, biện pháp này cần thực hiện trước khi tiến hành các biện pháp điều trị khác như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị liệu…

Ung thư biểu mô tuyến thực quản là biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày

1.5. Biến chứng trên đường hô hấp

Trào ngược dịch vị trong dạ dày lên thực quản dẫn tới các biến chứng dai dẳng trên đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi xoang và viêm phổi. Người bệnh có thể bị ho, khàn tiếng, đau họng nhưng không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường. Ngoài ra, trào ngược dạ dày thực quản có nguy cơ gây ra bệnh hen suyễn.

  • Biện pháp phòng tránh biến chứng trào ngược dạ dày

Hầu hết những biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản đều là hệ quả khi bệnh kéo dài không dứt điểm. Biện pháp tốt nhất để phòng ngừa biến chứng là phát hiện và điều trị sớm trào ngược dạ dày thực quản. 

2.1. Sử dụng Gamucid điều trị trào ngược 

Được nghiên cứu và sản xuất bởi các nhà khoa học của hãng Dược phẩm OFI hàng đầu tại Ý, với 75 năm uy tín, hỗn dịch Gamucid đem lại cơ chế 4 tác động toàn diện trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản: 

  • Tạo lớp màng gel bao trên bề mặt dịch vị, ngăn chặn sự trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản nhờ thành phần Natri Alginate (chiết xuất từ tảo biển). 
  • Trung hòa acid dạ dày nhanh chóng nhờ bộ 3 antacid (Natri bicarbonate, Canxi carbonate và Kali bicarbonate).
  • Tạo lớp màng sinh học chống viêm, bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày.
  • Tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm tình trạng khó tiêu nhờ hoạt chất Mucopolysaccharides HMW  được chiết xuất từ xương rồng và lá oliu Địa Trung Hải).

Gamucid đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng, giảm chứng ợ nóng và khó tiêu chỉ sau 5 phút. Đồng thời hạn chế tác dụng phụ táo bón hoặc tiêu chảy so với một số muối nhôm, magie trung hòa acid dạ dày thường gặp. 

Sản phẩm đã được nghiên cứu lâm sàng chứng minh tác dụng và tính an toàn trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.

Gamucid – Hỗn dịch điều trị trào ngược dạ dày thực quản tác động toàn diện

2.2. Sử dụng thuốc tây y

Điều trị thuốc thường dùng thuốc ức chế bơm proton (Omeprazole, lansoprazole, pantoprazole hoặc esomeprazole, uống 30 phút trước bữa sáng), thuốc chẹn thụ thể H2 (Ranitidine, trước khi đi ngủ) hoặc thuốc hỗ trợ nhu động (Metoclopramide uống 30 phút trước bữa ăn và trước khi đi ngủ).

2.3. Sử dụng thảo dược tự nhiên 

Sử dụng thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày thực quản là liệu pháp được nhiều người áp dụng bởi những ưu điểm như dễ kiếm, dễ sử dụng, độ an toàn cao và chi phí hợp lý. 

Một số loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản, giảm cảm giác khó chịu và hỗ trợ cải thiện chức năng hệ tiêu hóa thường được sử dụng như: Lá mơ lông, lá khôi, củ nghệ vàng, hoắc hương, đu đủ…

2.4. Thay đổi chế độ ăn

Chế độ ăn khoa học và hợp lý không chỉ giúp bệnh nhân kiểm soát được tình trạng bệnh, mà còn phòng ngừa biến chứng của trào ngược dạ dày. Khi xây dựng chế độ ăn, người bệnh nên lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Ăn đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn, không để quá no hoặc quá đói.
  • Bổ sung các loại thực phẩm có tính trung hòa, góp phần làm giảm acid dịch vị như bông cải xanh, súp lơ, rau chân vịt, đậu xanh,…
  • Hạn chế thực phẩm làm tăng dịch tiết acid dịch vị hoặc kích thích co thắt thực quản như đồ cay nóng, nước sốt thịt cá đậm,…
  • Uống đủ nước mỗi ngày.

Chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp cải thiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản

2.5. Thay đổi chế độ sinh hoạt

Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản cần tuân thủ lối sống lành mạnh, cụ thể:

  • Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu béo phì hoặc thừa cân.
  • Bỏ hút thuốc lá và chất kích thích, hạn chế rượu bia và đồ uống có cồn.
  • Không ăn tối quá muộn, không nằm sau khi ăn 2 – 3 giờ.
  • Tập thể dục thường xuyên.

Bài viết đã nêu rõ 5 biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày và 5 biện pháp phòng tránh biến chứng. Hi vọng các thông tin hữu ích trên sẽ giúp bệnh nhân cải thiện được tình trạng bệnh nhanh chóng và kiểm soát không để trào ngược dạ dày thực quản tái phát.

Để biết thêm thông tin chi tiết về hỗn dịch Gamucid, độc giả vui lòng liên hệ hotline 038.667.3836 hoặc truy cập website tại đây.